Tìm hiểu các loại mụn cơ bản và cách điều trị đúng cách

Mụn trứng cá, mụn cám, mụn đầu đen là những loại mụn thường gặp nhất. Tuy nhiên, mụn lại có nhiều loại khác nhau. Vấn đề cần lưu tâm là cách chăm sóc cho từng loại mụn lại tương đối khác nhau. Trong bài hôm nay,  hãy cùng Pensilia tìm hiểu về 7 loại mụn khác nhau. Và cách chữa trị cho từng loại nhé.

1. Mụn đầu đen

Mụn đầu đen và nốt ruồi
Mụn đầu đen và nốt ruồi

Mụn đầu đen là loại mụn phổ biến trên hầu hết da mặt mọi người. Mụn hình thành do hỗn hợp của bã nhờn dư thừa cộng thêm bụi bẩn và các tế bào chết gây nên. Loại này thường nằm trên bề mặt da. Do mụn làm nở to lỗ chân lông và tiếp xúc với môi trường nên bị oxy hóa làm cho phần đầu có màu đen, nhân mụn thường là hạt cứng.

Mụn đầu đen thường hình thành ở vùng chữ T hai bên cánh mũi, đầu mũi và hai bên má. Thường thì mụn đầu đen không gây mất thẩm mỹ nhưng nếu bạn cứ để mặc chúng phát triển thì sẽ làm nở to lỗ chân lông. Lúc đó thì chắc chắn bạn sẽ mất tự tin ngay.

Xem thêm: Hướng dẫn xử lý mụn đầu đen và sợi bã nhờn trên da

Đối với loại mụn này thì cách hữu hiệu nhất để loại bỏ nó là LÀM SẠCH DA MẶT. Bất kể bạn đi đâu về, hay ngủ mới thức dậy, đều phải rửa mặt thật sạch, dùng các loại sữa rửa mặt, nước tẩy trang cho dù bạn không trang điểm cũng nên sử dụng để loại bỏ bã nhờn và tế bào chết. Bạn cũng có thể sử dụng mặt nạ hút mụn, lưu ý là sử dụng các loại mặt nạ này cầm xem kỹ bạn có bị dị ứng với thành phần nào hay không.

2. Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng cũng tương tự như mụn đầu đen. Chỉ khác nhau ở chỗ đầu đen thì làm nở to lỗ chân lông. Còn đầu trắng thì làm bí tắc lỗ chân lông. Do bề mặt được bao phủ bởi một lớp màng mỏng không tiếp xúc không khí nên vẫn giữ nguyên màu trắng

Tương đồng về nguyên nhân nên bạn có thể áp dụng cách điều trị như của mụn đầu đen.

3. Mụn cám

Mụn cám trên da mặt
Mụn cám trên da mặt

Mụn cám là những sợi bã nhờn nằm sâu trong lỗ chân lông. Được hình thành bởi bã nhờn + vi khuẩn + tế bào chết nằm xung quanh nang lông. Nhìn sơ qua mụn cám giống như mụn đầu trắng, nhưng nhỏ hơn, li ti và nổi thành từng cụm. Khi nặn ra có sợi màu trắng nhỏ và dài chứ không có nhân cứng.

Loại mụn này thường gặp ở dưới cằm và hai bên cánh mũi. Bình thường rất khó nhìn thấy, chỉ khi căng da ra mới nhìn thấy từng cụm nhỏ li ti màu trắng. Sau khi lấy ra thì lỗ chân lông sẽ được lấp đầy theo chu kỳ thay da mới.

4. Mụn ẩn dưới da

Loại mụn này rất khó nhìn thấy nhân mụn và đầu mụn. Thường chỉ nổi cộm lên thành đốm đỏ nằm sâu dưới da. Nguyên nhân gây là do mụn trứng cá hoặc mụn đầu đen bị viêm tạo thành các đốm màu hồng đỏ. Chúng rất nhạy cảm khi chạm vào, nếu dùng lực đè nén quá mạnh thì thường dễ dẫn đến tình trạng viêm nặng hơn và dễ tạo nên sẹo.

Nếu da có nhiều mụn ẩn thì nguy cơ dẫn đến mụn sưng mụn mủ là rất cao. Vì khi bạn dùng lực tác động mạnh mà không lấy được nhân mụn thì khả năng nhiễm trùng là rất lớn.

5. Mụn mủ – mụn viêm

Mụn mủ là bước phát triển cao hơn của mụn ẩn khi bị lực tác động dẫn đến viêm nhiễm. Đặc điểm dễ thấy của loại mụn này là nhìn giống mụn đầu trắng với vòng màu đỏ bao quanh và sưng. Các vết sưng bên trong thường có mủ nên có màu trắng hoặc vàng, chạm vào thấy đau.

Tuyệt đối không nặn mụn cho đến khi nhìn thấy phần nhân mụn màu trắng xuất hiện rõ. Khi mụn vừa nổi đỏ lên và hơi đau thì chỉ mới là giai đoạn sắp chín. Ở giai đoạn này nếu không vệ sinh tay sạch sẽ mà hấp tấp nặn hay bóp thì sẽ gây sưng viêm nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến các nang lông bên cạnh.

Xem thêm:

6. Mụn u

Mụn u phát triển sâu bên trong của da, gây cảm giác căng nơi mụn nổi và rất đau. Mụn u thường có nốt mụn to, cứng và ít thấy đầu mụn. Đây là giai đoạn mụn chưa chín.

Mụn u thực chất là loại mụn đầu đen hay đầu trắng bị viêm nhiễm nặng và chìm sâu trong da gây nên. Khi mụn đến giai đoạn chín mùi thì phần da bọc bên ngoài căng bóng và mềm.

7. Mụn bọc

Mụn bọc thường chứa nhiều mũ
Mụn bọc thường chứa nhiều mũ

Mụn bọc hình thành theo từng ổ ba bốn nang lông bị viêm. Bên trong chứa đầy mủ màu trắng hoặc vàng. Mụn bọc khi đến giai đoạn chín mùi thường to và căng như bóng nước, chạm vào sẽ rất đau.

khi bạn bị mụn bọc với số lượng tương đối nhiều thì nên đi bác sĩ da liễu để chẩn đoán. Đừng tự chữa trị hay dùng các loại thuốc bôi lên, vì khả năng mụn bọc để lại sẹo thâm thậm chí là sẹo rỗ là rất lớn.

Đối với các loại mụn 1, 2, 3, 4 cách đơn giản nhất là giữ cho làn da của bạn thật sạch sẽ và thông thoáng. Bạn nên sử dụng sữa rửa mặt kết hợp với các loại nước tẩy trang để làm sạch tế bào chết, bã nhờn và các loại mỹ phẩm tồn đọng. Bạn cũng có thể tham khảo các mặt nạ dưỡng da hút mụn tại nhà để làm sạch các loại mụn này.

Đối với các loại mụn  5, 6, 7 cách tốt nhất là đến bác sĩ chuyên khoa để tư vấn và điều trị nếu mụn nổi quá nhiều. Đối với loại mụn này thường phải kết hợp điều trị ánh sáng sinh học, thuốc thoa, thuốc uống. Song song đó phải duy trì ăn uống lành mạnh, thể thao tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là tổng hợp các loại mụn thường gặp trên da và cách điều trị. Hy vọng có thể giúp bạn phần nào cải thiện được tình trạng của bạn.

QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ MỤN CHUẨN Y KHOA TẠI PENSILIA

Tham khảo: Bảng giá trị mụn tại Pensilia

Đặt lịch hẹn tư vấn và điều trị

    Họ và tên

    Email

    Số điện thoại

    Ngày hẹn

    Địa điểm đến

    Vấn đề bạn đang gặp phải