Top các câu hỏi hack não nhất về chăm sóc da (phần 2)

Tiếp tục chuỗi bài viết giải đáp thắc mắc với các câu hỏi hack não nhất về chăm sóc da bạn chưa biết. Trong bài viết hôm nay, phòng khám da liễu Pensilia sẽ giúp bạn hiểu hơn về những khái niệm làm đẹp mới lạ. Nhưng rất được chị em ưa chuộng hiện nay.

Cấy PRP là gì?

Cấy PRP là như thế nào? Cấy PRP là gì là câu hỏi về chăm sóc da được các khách hàng quan tâm. Công nghệ PRP là cách gọi tắt của cụm từ tiếng Anh “Platelet Rich Plasma”. Hay còn thường có cái tên quen thuộc là cấy máu tự thân. Đây là cách thức lấy máu của chính mình sau đó đem xử lý để lấy ra lượng huyết tương giàu tiểu cầu và đưa ngược trở lại cơ thể.

Trong PRP chứa rất nhiều các yếu tố tăng trưởng như PDGF, VEGF, TGF-beta và EGF. Chúng giúp tái tạo mạch máu, thúc đẩy sự phân bào, điều hòa quá trình viêm. Đồng thời giúp tăng trưởng và biệt hóa tế bào. Tất cả các hoạt động này đều góp phần vào quá trình trị lành vết thương.

Các bạn có biết là PRP có rất nhiều tác dụng. Không chỉ trong việc điều trị sẹo mà còn là các chỉ định khác như rụng tóc, tổn thương dây chằng. Hoặc các chấn thương thể thao và các tình trạng thoái hóa khớp không? Một số vận động viên nổi tiếng như Tiger Woods hoặc Rafael Nadal đã dùng PRP để điều trị các chấn thương của họ đấy.

Cấy máu tự thân PRP
Cấy máu tự thân PRP

Do PRP không thẩm thấu được qua da. Nên khi sử dụng đòi hỏi phải kết hợp với các phương pháp xâm lấn khác như tiêm, lăn kim,… Do đó bạn cần phải có sự chuẩn bị thật kỹ càng trước khi làm các thủ thuật này.

Nếu bạn đang có thai, đang sử dụng istretinoin, mụn đang tiến triển nặng, đang có chu kỳ kinh nguyệt. Hoặc mắc một số bệnh lý da như chàm hay trứng cá đỏ thì lời khuyên là nên tạm hoãn việc việc sử dụng PRP. Chờ khi những tình trạng này ổn định rồi sẽ tiếp tục liệu trình.

Benzoyl peroxide là gì?

Benzoyl Peroxide (gọi tắt là BP) là hoạt chất trị mụn với công dụng chính là loại bỏ triệt để các loại mụn trên da. Bao gồm mụn viêm, mụn đầu đen, trứng cá, mụn bọc,…

Hoạt chất trị mụn này không chỉ sẽ xâm nhập sâu vào lỗ chân lông và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn mà còn giúp loại bỏ những tế bào sừng trên bề mặt da, giúp thông thoáng lỗ chân lông, nhờ đó da dễ dàng hấp thu những dưỡng chất tốt, đẩy nhanh quá trình tái tạo và sản sinh tế bào mới giúp da phục hồi nhanh hơn. 

Benzoyl peroxide thường xuất hiện trong các phương pháp điều trị tại chỗ không kê đơn như sữa rửa mặt và sữa tắm toàn thân,…

Chỉ số PA là gì?

Chỉ số PA là viết tắt của Protection Grade of UVA. Đây là chỉ số đo lường khả năng chống tia UVA trong kem chống nắng do Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công bố. Trên các dòng sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là các loại kem chống nắng trên bao bì thường có hiệu dấu “+” ở phần đuôi của từ “PA”. Dấu “+” càng nhiều minh chứng cho chỉ số PA càng lớn.

  • PA+ có khả năng chống tia UVA ở mức từ 40 – 50%.
  • PA++ có khả năng chống tia UVA tốt hơn, ở mức từ 60 – 70%, thời gian khoảng 4 – 6 giờ.
  • PA+++ có khả năng chống tia UVA tốt, tới 90%, thời gian khoảng 8 – 12 giờ.
  • PA++++ có khả năng chống tia UVA rất tốt, trên 95%, thời gian trên 16 giờ.

Chỉ số PA trong kem chống nắng
Chỉ số PA trong kem chống nắng

Chỉ số SPF

Chỉ số SPF là viết tắt của Sun Protection Factor. Đây là định mức đo lường khả năng chống lại tia UVB được dùng trong kem chống nắng. Thấp nhất là 15 và cao nhất là 100.

Theo quy định Quốc tế thì 1 SPF tương ứng với khả năng hạn chế và bảo vệ những tác hại của tia UV lên làn da trong khoảng 10 phút. Ngoài ra, chỉ số SPF còn thể hiện tỷ lệ phần trăm khả năng chống nắng. Và ngăn chặn các tác hại từ tia UV. 

Chỉ số PA trong kem chống nắng
Chỉ số PA trong kem chống nắng

>> Hiểu rõ chỉ số SPF và PA trên kem chống nắng

Đặt lịch hẹn tư vấn và điều trị

    Họ và tên

    Email

    Số điện thoại

    Ngày hẹn

    Địa điểm đến

    Vấn đề bạn đang gặp phải