Tăng cân và dinh dưỡng như thế nào là hợp lý? Cùng nghe chia sẻ của BS Nguyễn Phương Thảo, BS chuyên khoa 1 da liễu, cũng là một bà mẹ đang mang thai lần thứ 3.
Những lần mang thai trước, lần nào cũng tăng cân khủng khiếp, lần đầu Thảo tăng 25kg, con sinh ra 3.2kg. Lần thứ 2 tăng 28kg con sinh ra 3.5kg. Lần nào sinh con xong cũng tròn quay và phải mất 6 tháng sau mới giảm được cân nặng như ý muốn.
Rút kinh nghiệm lần này nên Thảo đã tìm hiểu và có chút chia sẻ với các mẹ bầu nè:
Thai kì sẽ chia làm 3 giai đoạn nhé:
Giai đoạn 1: 3 tháng đầu
Trong giai đoạn này bé sẽ bắt đầu hình thành hệ thống thần kinh và các cơ quan trong cơ thể như: não, tim, phổi, thận…nên trong giai đoạn này các mẹ nên bổ sung những chất giúp phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh. Giai đoạn này các mẹ nên bổ sung bằng thuốc bổ như acid folic, sắt, hoặc vitamin tổng hợp như Procare, elevit, prenatal…ăn những thức ăn giàu DHA như cá hồi, hạt Macca, Óc chó… Giai đoạn đầu khoảng 1-2 tháng đầu thì thai mới bám vào tử cung nên chưa được chắc chắn lắm, các mẹ nên di chuyển nhẹ nhàng, chậm rãi. Giai đoạn này chúng ta không nên ăn tinh bột nhiều quá nhé, và đừng nghĩ rằng phải ăn cho 2 người nên tích cực ăn nhé, e bé chưa hấp thu được gì nhiều từ tinh bột đâu mà mẹ sẽ mập rất nhanh đó. Giai đoạn này không nên tăng kg hoặc nhiều nhất 1kg. Giai đoạn này các mẹ nên bắt đầu tập thói quen uống nước đủ 3 lít/ ngày để giảm tác động của việc thay đổi nội tiết làm ảnh hưởng đến làn da.
Giai đoạn 2: tháng thứ 3 đến thứ 6
Giai đoạn này cơ thể của bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh và bắt đầu phát triển về kích thước như xương dài ra, to ra, tăng tính liên kết các hệ thính giác, thị giác, xúc giác nên giai đoạn này các mẹ nên bổ sung sắt, calxi và những thức ăn như hải sản, ốc. Tăng cân 1kg/1 tháng. Giai đoạn này vẫn nên duy trì thuốc bổ và vitamin trong thai kì nhé. Giai đoạn này thai đã bám tốt nên các mẹ có thể vận động thoải mái, tự tin đi lại, không cần phải đi nhẹ nói khẽ đâu nè, có thể bơi hoặc tập yoga nhẹ nhàng nhé.
Giai đoạn 3: Tháng thứ 6 – tháng thứ 9
Giai đoạn này bé bắt đầu tích lớp mỡ dưới da, phát triển da lớp cơ và thịt nên giai đoạn này các mẹ bắt đầu có thể ăn tinh bột nhiều hơn chút, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả. Việc uống nhiều nước sẽ giúp cho các bạn hạn chế việc bị phù nề trong giai đoạn cuối thai kì. Giai đoạn này vẫn phải duy trì thuốc bổ nhé. Và giai đoạn này các mẹ bầu có thể tăng 1-1,5 kg/1 tháng.
Như vậy cả thai kì chỉ nên tăng từ 5-8kg thôi nhé. Tăng cân như vậy thì khi sinh con ra xong khả năng lấy lại dáng rất nhanh nè. Hai lần mang thai trước Thảo không uống chút sữa bầu nào hết nhưng sinh con vẫn khoẻ mạnh nên các mẹ nào thấy sữa bầu khó uống quá thì cũng không cần ép bản thân mình đâu nhé. Quan trọng là vitamin tổng hợp nhất là acid folic và sắt thì phải bổ sung nhé.
Uống glutathione đã trở thành một xu hướng phổ biến trong các chương trình chăm sóc sức khỏe và làm đẹp hiện nay. Vậy glutathione thực chất là gì, có tác dụng như thế nào?
Lông mọc ở vùng tay, chân thường rất dễ nhìn thấy. Lông càng rậm và đậm màu sẽ gây mất thẩm mỹ, trông kém duyên và trở thành rào cản khiến phái đẹp thiếu tự
Da là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể chúng ta, cần được quan tâm thường xuyên và chăm sóc. Khi da có vấn đề, việc tìm kiếm một bác sĩ da
Điều trị sẹo bằng fractional co2 được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị sẹo rỗ. Vậy hiện nay công nghệ laser này có gì mới, có phải máy nào cũng có hiệu quả
Phương pháp trẻ hóa da nào mang lại hiệu quả? Và phương pháp nào phù hợp với bạn? Trẻ hóa da tại nhà có hiệu quả không? viện thẩm mỹ Pensilia cập nhật các cách