Beauty tips
Rụng tóc do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Rụng tóc là một tình trạng phổ biến. Xảy ra do nhiều nguyên nhân như di truyền, rối loạn nội tiết tố, stress, bệnh lý, hóa trị liệu,… Ngoài ra, tóc rụng còn do yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống như thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vậy chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến tóc như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Tại sao rụng tóc lại có liên quan đến chế độ dinh dưỡng?
Chế độ ăn uống hằng ngày góp phần lớn vào việc sở hữu mái tóc khỏe. Bởi nếu thiếu dinh dưỡng sẽ khiến tóc chẻ ngọn, gãy rụng và không phát triển… Rụng tóc sinh lý là cách cơ thể loại bỏ những sợi tóc đã bị già và yếu. Thay vào đó là những tóc mới khỏe mạnh. Nhưng rụng tóc do thiếu chất chính là hiện tượng tóc rụng quá nhiều, hơn 100 sợi mỗi ngày, khiến cho mái tóc của bạn ngày càng thưa mỏng, mất thẩm mỹ. Tình trạng này được gọi là rụng tóc bệnh lý.
Cũng như những bộ phận khác trên cơ thể, tóc cũng cần dinh dưỡng để phát triển. Nếu không được hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, tóc sẽ dễ bị hư tổn và dẫn đến gãy rụng. Càng để lâu, tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng và có thể dẫn đến hói đầu.
>>> Xem thêm rụng tóc là dấu hiệu của bệnh lý gì?
Tóc thiếu vi chất dinh dưỡng
Tóc được tạo thành từ hai cấu trúc chính là thân tóc ( những gì bạn nhìn thấy) và nang tóc ( ẩn bên dưới da). Tóc mọc từ nang tóc, tóc thường phát triển với tốc độ 0,35mm mỗi ngày. Da đầu rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày.
Các nang tóc hoạt động mạnh và nhạy cảm. Trên thực tế, các tế bào nang tóc là một trong những tế bào phân chia nhanh nhất trong cơ thể bạn. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của tóc. Hiện tượng mất tóc quá nhiều có thể do thiếu những chất dinh dưỡng dưới đây.
>>> Top 7 thực phẩm giúp cho tóc khỏe mạnh
Thiếu sắt gây rụng tóc
Thiếu sắt là sự thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến, có thể khiến tóc rụng. Tình trạng này liên quan đến một loại rụng tóc được gọi là telogen effluvium (TE). Đây là tình trạng xảy ra bởi sự gián đoạn trong chu kỳ phát triển bình thường của tóc.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang nghiên cứu cách thức thiếu sắt gây ra tình trạng này. Nhưng nó dường như làm gián đoạn sự phát triển của tóc bằng cách chuyển hướng dự trữ sắt trong nang tóc đến các bộ phận khác của cơ thể.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị rụng tóc có xu hướng có lượng sắt trong máu và tóc thấp hơn so với những người không bị.
Vitamin D
Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tóc và sức khỏe của nang tóc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức vitamin D thấp hơn ở những người bị tình trạng rụng tóc. Bổ sung vitamin D giúp cải thiện tình trạng tóc gãy rụng liên quan đến thiếu vitamin D.
Một nghiên cứu năm 2020 bao gồm 109 người cho thấy những người bị rụng tóc có lượng vitamin D trong máu thấp hơn đáng kể so với những người không bị. Trên thực tế, gần 80% những người gặp phải tình trạng này có lượng vitamin D thấp.
Những phát hiện này khiến các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng tất cả những người bị rụng tóc lan tỏa nên được kiểm tra nồng độ vitamin D và sắt thấp.
Kẽm
Kẽm là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch, tổng hợp protein, phân chia tế bào và hơn thế nữa. Nó cần thiết cho chức năng của nang tóc. Và giúp bảo vệ khỏi sự co lại của nang tóc và sự phát triển chậm lại. Nó cũng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi nang tóc.
Thiếu kẽm có thể gây nên tình trạng gãy mất tóc dần. Những người bị rụng tóc có xu hướng có lượng kẽm thấp hơn những người không bị.
Các chất dinh dưỡng khác có thể ảnh hưởng đến tóc
Ngoài những vitamin và khoáng chất được liệt kê trên. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng sau đây có liên quan đến rụng tóc, bao gồm: đồng, biotin, vitamin B12, folate, riboflavin,…
Sự thiếu hụt một hoặc nhiều vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến rụng tóc. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, có thể muốn được kiểm tra sự thiếu hụt sắt, vitamin D, kẽm, vitamin B và đồng,…
Hạn chế calo và protein
Các tế bào tạo nên tóc là một phần của nang lông tạo ra tóc, có tốc độ luân chuyển cao. Có nghĩa là các tế bào mới phát triển và thay thế các tế bào cũ với tốc độ nhanh chóng. Vì lý do này, tóc rất nhạy cảm với sự thiếu hụt protein và calo. Cả hai đều cần được cung cấp liên tục để phát triển và hoạt động bình thường.
Hạn chế calo ảnh hưởng đến việc cung cấp năng lượng cho nang tóc, có thể dẫn đến rụng tóc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn rất ít calo có thể dẫn đến tình trạng này. Hạn chế protein có thể xảy ra trong một số chế độ ăn kiêng rất ít calo.
Tóc của bạn cần các axit amin, các khối cấu tạo của protein để phát triển đúng cách. Do đó, một chế độ ăn uống không đủ protein có thể dẫn đến các bất thường trong sự phát triển của tóc.
Một lượng calo quá thấp và hạn chế protein cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe theo nhiều cách khác.
Đó là lý do tại sao cần cung cấp đủ calo cho cơ thể. Bao gồm các loại thực phẩm giàu protein trong chế độ ăn uống. Nhằm đảm bảo cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Bởi chế độ ăn rất ít calo và protein có thể dẫn đến các vấn đề về tóc.
Giảm cân khiến tóc rụng
Khi mọi người giảm một lượng cân đáng kể, họ có thể bị rụng tóc. Tuy nhiên, mọi người có xu hướng gặp phải điều này trong những tình huống khắc nghiệt. Chẳng hạn như sau khi phẫu thuật bọng mỡ hoặc sau khi thực hiện một chế độ ăn kiêng khắc nghiệt. Không cung cấp đủ calo hoặc chất dinh dưỡng, tâm lý căng thẳng và áp lực khi giảm cân,…
Nếu bạn muốn hạn chế các yếu tố khác gây mất tóc. Hãy cân nhắc tránh hút thuốc, hạn chế uống rượu, ngủ tối ưu và kiểm soát mức độ căng thẳng của bạn. Kết hợp với một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Những điều này có thể giúp giữ cho tóc khỏe mạnh hơn.
>>> Xem thêm về top 3 sản phẩm dành riêng cho người tóc rụng yếu
Bạn đang rơi vào tình trạng rụng tóc nghiêm trọng. Điều quan trọng là phải đến thăm khám cùng Bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Đặt lịch hẹn thăm khám và tư vấn cùng Bác Sĩ chuyên khoa 2 da liễu Nguyễn Phương Thảo tại đây. Liên hệ ngay hotline 0938 777 885 để được hỗ trợ nhanh nhất.