Blog, Kiến thức da liễu, Kiến thức về mụn, Kiến thức về nám, Kiến thức về trẻ hóa da
Phân biệt lột da và thay da sinh học
Theo bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, lột da và thay da sinh học là hai phương pháp khác nhau. Lột da từng là phương pháp cho phải đẹp lấy lại làn da trắng mịn hồng hào. Chỉ thực hiện một lần, làn da căng bóng, mụn, nám biến mất. Nhưng sau một thời gian ngắn, da bị kích ứng mẩn đỏ, mụn bắt đầu “biểu tình”. Da mất nước thiếu ẩm trở nên nhăn nheo, bong tróc. Nếu không biết cách, công cuộc khắc phục hậu quả do lột da kéo dài hàng chục năm.
Lý giải điều này, bác sĩ cho hay: Các thành phần lột tẩy như hydroquinone, acide salicylique, iode và corticoid… sử dụng trong quá trình lột da loại bỏ tế bào chết bên ngoài và lấy luôn lớp màng bảo vệ tự nhiên của da. Vô tình làm cho lớp da non mỏng manh bên trong trở nên yếu ớt. Mất đi “lá chắn” tự nhiên. Làn da không thể chống lại tác động của tia cực tím, vi khuẩn và các chất hóa học. Làm tặng nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến hoại tử thậm chí ung thư da.
Thay da sinh học là gì? Có phải là giải pháp an toàn?
Công nghệ thay da sinh học hay còn gọi tắt là peel da. Sử dụng chất hoá học thoa lên da giúp các tế bào da mới hình thành, thay thế các tế bào da cũ. Chất peel có hiệu quả trong điều trị nám da, điều trị mụn, trẻ hóa da. Thay da sinh học chỉ được thực hiện dưới sự thực hiện của bác sĩ da liễu.
Các loại chất thường được sử dụng trong quá trình peel da hiện nay
Axit glycolic (C2H4O3): Alpha Hydroxy Acid (AHA) có nguồn gốc từ cây mía. Là một trong những Axit Hydroxy Alpha nổi tiếng nhất và được sử dụng rộng rãi, làm bong tróc lớp da chết, mang đến lớp da mới sáng màu và mịn màng hơn.
Salicylic Acid (C7H6O3): Beta Hydroxy Acid (BHA), là một dạng axit gốc dầu, được coi là thành phần vô cùng hiệu quả trong việc điều trị mụn và giúp kiểm soát dầu nhờn trên da. Vì sở hữu đặc đính gốc dầu nên hoạt chất này không bị cản trở bởi dầu của da mà lại còn có thể xuyên qua các lỗ chân lông chứa đầy bã nhờn, phá vỡ tế bào chết đang kết dính vào nhau, từ đó loại bỏ các bã dầu tắc nghẽn – nguyên nhân chính gây ra mụn đầu đen, mụn đầu trắng.
Axit lactic (C3H6O3): cũng là một loại Alpha Hydroxyl Axit (AHA), có công dụng tương tự Axit Glycolic. Đặc biệt có khả năng tái tạo cấu trúc cho da khô và da nhạy cảm chỉ sau vài lần sử dụng. Các sản phẩm thông thường chứa loại axit này với tỷ lệ 10% – 20%, tỷ lệ càng cao thì tác động càng mạnh.
Do mỗi loại Acid Peel có tác dụng khác nhau, nồng độ khác nhau, thời gian hoạt động khác nhau nên theo quy định của Tổ chức y tế thế giới thì khi nồng độ thuốc Peel >20% phải được các Bs chuyên khoa da liễu trực tiếp điều trị để đảm bảo an toàn nhất cho làn da chúng ta.
Có hai dạng Peel da:
Một loại là thoa sản phẩm Peel lên da sau đó sẽ bong tróc từng mảng, lột ra nguyên một lớp da ngay. Phương pháp này rủi ro cao hơn, vì lột ra ngay một lớp da như vậy thì thường sau khi lột da nó đỏ, dễ bắt nắng.
Loại 2 là thoa sản phẩm acid Peel vào da nó sẽ tác động từ từ chứ không bong tróc da ra một lớp ngay được. Loại này thích hợp cho các bạn điều trị mụn, muốn sáng da, an toàn và hiệu quả cao hơn.
Peel da có làm mỏng da không?
Thay da sinh học không những không làm mỏng da mà còn giúp da dày lên và khoẻ hơn. Có dược phẩm thay da chuyên dụng cho da nhạy cảm với Vitamin C và enzym, nên khi thay xong từ 3-4 liệu trình, da sẽ khoẻ lên trông thấy và hết dị ứng, hết bị nhiễm corticoid nếu trước đây da bạn bị nhiễm corticoid.
Bạn nên uống thêm vitamin C, L-cystine giúp da khoẻ đẹp hơn trong quá trình điều trị.
Peel xong có dùng sữa rửa mặt được không?
Sau khi Peel da, bạn nên dùng nước muối sinh lý để rửa trong vòng khoảng 3 ngày đầu. Bạn cần chú ý là không được dùng sữa rửa mặt, nhất là những tuýp sữa rửa mặt có hạt lợn cợn, nó sẽ làm tổn thương làn da nhạy cảm.
Chỉ nên dùng nước sạch để rửa mặt cho các cồi mụn tự nhiên rơi ra. Lưu ý quan trọng nữa là bạn không được sử dụng tẩy trang, nhất là tẩy trang có chứa cồn, chúng sẽ làm da khô và bong tróc hơn. Sau khi lớp da bong tróc hết bạn mới sử dụng nước tấy trang.
Da mỏng, yếu, mẫn cảm, có Peel da được không?
Đối với những trường hợp da quá mỏng hoặc quá yếu, có thể Peel da được hoặc không thể Peel da được. Bởi vì tùy tình trạng da của bạn, Bác sĩ sẽ cân nhắc về nồng độ, hoạt chất Peel và các dược mỹ phẩm chứa dưỡng chất giúp phục hồi da sẽ đưa ra quyết định cho phép bạn thực hiện Peel hay không.
Peel da bao lâu thì thấy da cải thiện?
Tùy tình trạng da của mỗi người khác nhau nhưng hầu hết là sẽ thấy hiệu quả ngay lần đầu tiên. Nhưng để da cải thiện như mong muốn của bạn thì da cần thời gian hồi phục, cộng với chế độ chăm sóc da tại nhà, tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình của Bác sĩ.
Phương pháp này có thật sự hiệu quả không?
Phương pháp Peel da có hiệu quả rõ rệt trong điều trị mụn viêm, mụn đầu đen, mụn dưới da hay điều trị da thâm, sạm, nám nhờ vào các hoạt chất đã được nghiên cứu và công nhận bởi các Bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
Da phải thay mấy lần? Mỗi lần cách nhau bao lâu?
Tuỳ từng loại da mà phác đồ điều trị khác nhau. Thông thường mỗi liệu trình cách nhau từ 7-10 ngày đối với da mụn, lâu hơn đối với da lão hoá, nám.
Thay da xong nên dùng mỹ phẩm gì?
Sau thay da, tốt nhất bạn nên dùng Hyaluronic acid là một hoạt chất siêu dưỡng ẩm. Hoặc tế bào gốc từ tảo biển, tế bào gốc có Glyamicine và các dưỡng chất khác dạng gel lỏng giúp nuôi dưỡng da.
Ngoài ra bạn phải kĩ nắng, sử dụng kem chống nắng. Bảo vệ da với nón, mũ, khẩu trang tối màu để da không bị sạm.
Trong quá trình thay da, có bị đau không? Sau khi thay da có hiện tượng gì?
Trong quá trình thay da, da bạn có thể bị nóng hoặc châm chích. Mức độ và thời gian nóng hoặc châm chích tuỳ theo nồng độ và tính chất của dược phẩm được lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, thông thường trạng thái này sẽ kết thúc trong vòng 2-3 phút.