Blog, Kiến thức khác, Mẹo Làm Đẹp
Nguy cơ ung thư từ mỹ phẩm không rõ nguồn gốc đáng sợ hơn chúng ta nghĩ
Ung thư không chỉ đến từ thực phẩm, ăn uống mà còn từ con đường sử dụng những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Những chất độc từ những loại mỹ phẩm này thấm qua da, đi vào máu và vào các bộ phận khác trong cơ thể. Theo BS Thảo, BS da liễu, Giám đốc chuyên môn Viện điều trị và chăm sóc da Pensilia.
NGUỒN GỐC UNG THƯ?
Theo báo cáo trong Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần thứ 20, thì WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư thế giới. Cụ thể, Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong 110/100.000 người. Ước lượng năm 2020, tại Việt Nam số ca mắc mới khoảng 100.000 ca mỗi năm.
Ung thư là bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa tốt dựa vào việc truyên truyền và tầm soát sớm, sẽ làm bớt gánh nặng cho quốc gia. Nhưng những thực phẩm bẩn, hóa chất độc hại đươc sử dụng không đúng cách, mỹ phẩm trôi nổi và chứa chất độc hại đang lan tràn, kèm theo việc kém hiểu biết của người tiêu dùng, sự tham lam của người cung cấp và người bán…mà chúng ta đã dần dần tự giết mình và tự giết cả một thế hệ mà không hay biết.
MỘT SỐ LOẠI ĐỘC CHẤT có trong mỹ phẩm trôi nổi như:
1.Kim loại nặng như Chì, Thủy Ngân, Kẽm, Niken..Thường xuất hiện trong mỹ phẩm dưỡng da và trang điểm trôi nổi, tự chế, không rõ nguồn gốc.
Các kim loại nặng này có công dụng ngăn tiết mồ hôi, khử mùi, làm sáng da, tẩy trắng, giữ màu lâu phai nên đa số được người tiêu dùng rất thích. Chính vì vậy mà một lượng lớn hóa chất cực độc thấm vào máu, và tích lũy trong cơ thể.
Tác hại: Nếu sử dụng mỹ phẩm chứa hàm lượng kim loại vượt quá mức quy định trong thời gian dài, kim loại sẽ tích tụ trong cơ thể gây ra ung thư, ảnh hưởng chức năng sinh sản, gây hại cho hệ thần kinh, mất trí nhớ, rối loạn cảm xúc, rối loạn chức năng cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch, tổn thương gan, thận, tim, phổi, kích ứng da, lão hóa da, rụng tóc, rối loạn nội tiết tố…
2. Formaldehyde hay còn gọi là Phooc môn dùng để ướp xác, giữ cho mỹ phẩm được lâu. Là chất bảo quản cực kỳ độc hại hiện đã bị cấm ở nhiều nước như Canada, Thụy Điển, Nhật và Châu Âu. Hiện hóa chất độc hại này vẫn còn được tìm thấy trong nhiều sản phẩm sơn móng tay, gel vuốt tóc, keo dán lông mi, dầu gội, sữa tắm cho trẻ em…
Tác hại: Gây kích ứng da, dùng lâu dài dễ dẫn đến ung thư
3.Bột than: là sản phẩm thu được trong quá trình đốt cháy. Sử dụng nhiều trong các sản phẩm trang điểm như: bút kẻ mắt, mascara, phấn mắt, phấn tạo khối, son môi…
Tác hại: Tăng nguy cơ bị ung thư và ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể.
4.Các loại hóa chất được dùng phổ biến trong kem chống nắng hóa học là: Retinyl Palmitate, Oxybenzone và Octyl Methoxycinnamate.
Tác hại: Khi sử dụng liên tục trong thời gian dài, các hợp chất trên ngấm qua da, tích tụ trong cơ thể trở thành chất độc gây ra dị ứng, kích ứng da, tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng, rối loạn nội tiết tố, tăng nguy cơ gây ung thư.
…Còn nhiều những chất độc hại khác nữa mà kể ra không hết được.
Chúng ta đừng đỗ lỗi cho cơ quan chức năng vì cơ quan chức năng là đơn vị có giới hạn, trong khi Việt Nam có hơn 90 triệu dân thì làm sao cơ quan chức năng lo cho xuể. Thử nghĩ, nếu không có cầu tự động sẽ không còn cung.
VẬY: MỸ PHẨM NHƯ THẾ NÀO GỌI LÀ MỸ PHẨM TRÔI NỔI?
Quy định về mỹ phẩm rất dài nên lát dẫn link cho các bạn tiện theo dõi nhưng mỹ phẩm phải có những điều quan trọng sau:
- Tên mỹ phẩm: Các ký tự cấu thành tên sản phẩm phải là các ký tự có gốc chữ cái Latin.
2.Tên của Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
- Nhãn mỹ phẩm là bản tiếng việt, thông tin cần thiết về mỹ phẩm lên nhãn để người dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn và sử dụng đúng
- Nhãn gốc là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì thương phẩm của mỹ phẩm.
- Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của mỹ phẩm bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của Thông tư này mà nhãn gốc của mỹ phẩm còn thiếu.
- Số lô sản xuất mỹ phẩm là ký hiệu bằng số hoặc bằng chữ, hoặc kết hợp cả số và chữ nhằm nhận biết lô sản phẩm và cho phép truy xét toàn bộ lai lịch của một lô sản phẩm bao gồm tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng và phân phối lô sản phẩm đó.
- Ngày sản xuất mỹ phẩm là mốc thời gian hoàn thành sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc các hình thức khác để hoàn thiện công đoạn cuối cùng của lô sản phẩm.
- Hạn dùng của mỹ phẩm (hạn sử dụng) là mốc thời gian được ấn định cho một lô mỹ phẩm mà sau thời hạn này mỹ phẩm không được phép lưu thông, sử dụng.
- Xuất xứ hàng hoá của mỹ phẩm là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ mỹ phẩm hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS – Certificate of Free Sale)
Với những quy định trên thì các thể loại hàng gọi là xách tay, hàng bán ngoài chợ, ngoài tiệm nếu không có đủ giấy tờ lưu hành cũng được gọi là trôi nổi, cũng phải cẩn thận nhé. Vì hiểu được tâm lý thích đồ ngoại của mọi người nên nhiều nhà sản xuất đã nhái luôn sản phẩm ngoại để bán cho mọi người. Nên nếu thích hàng ngoại thì tự đi nước ngoài mua về hoặc nhờ người thân đem về là an toàn nhất nhé. Hoặc là hiện nay Việt Nam có rất nhiều sản phẩm ngoại uy tín đã có đăng kí lưu hành tại Việt Nam.