Lý do không ngờ khiến bạn dưỡng ẩm cho da bị nổi mụn?

Vì sao dưỡng da lại nổi mụn? – Đó là câu hỏi mà nhiều chị em gửi đến cho bác sĩ của phòng khám da liễu thẩm mỹ Pensilia.

Trong bài viết này, hãy cùng bác sĩ Nguyễn Phương Thảo tìm hiểu về lý do tại sao và cách khắc phục nhé.

Bôi dưỡng ẩm quá nhiều và quá dày

Da có 1 vai trò rất quan trọng là điều nhiệt và hô hấp. Nóng thì da nở lỗ chân lông, tiết mồ hôi để giảm nhiệt. Lạnh thì da đóng lỗ chân lông.

Và khi mồ hôi tiết nhiều, để giảm sự bốc hơi nước quá nhiều làm cơ thể bị mất nước nguy hiểm thì da tiết chất nhờn như 1 lớp màng giúp chống sự bốc hơi và vẫn điều hòa được nhiệt độ của cơ thể. Và vì vậy khi bạn uống ít nước, cơ thể thiếu nước thì da sẽ tiết nhờn nhiều hơn để chống lại sự bốc hơi nước.

Dưỡng ẩm quá dày cũng là nguyên nhân khiến da bị bí dẫn đến mụn
Dưỡng ẩm quá dày cũng là nguyên nhân khiến da bị bí dẫn đến mụn

Vì vậy bất kì 1 loại sản phẩm nào khi bôi gây bít tắc lỗ chân lông, giảm sự thông thoáng cho da thì đều ảnh hưởng đến quá trình sinh lý da bình thường, vì vậy mụn nổi là điều tất yếu. Chưa kể đến việc các bạn bôi quá nhiều lớp và lại đang ở trong 1 đất nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nữa thì mụn sẽ đến rất nhanh hoặc lỗ chân lông sẽ nở rộng.

Vì vậy theo bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, việc bôi dưỡng chỉ nên vừa đủ để đảm bảo sự thông thoáng trên da tối đa nhất thì làn da mới lấy được oxy, da mới hồng hào và căng mịn được.

Đây là lý do mà nhiều chị em dù đã lựa chọn nhiều sản phẩm dưỡng ẩm tốt, phù hợp nhưng vẫn bị nổi mụn.

Xem thêm: Bạn đã hiểu rõ những định nghĩa trên bao bì kem dưỡng ẩm chưa?

Da chưa sạch khi bôi kem dưỡng ẩm

Vệ sinh da mặt là bước đầu tiên trước khi dưỡng ẩm giúp da thông thoáng, khỏe mạnh. Đặc biệt là vào mùa hè, thời tiết nắng nóng khiến da sản sinh nhiều dầu nhờn, mồ hôi, bụi bẩn khiến da dễ bị bít tắc hơn bao giờ hết.

Vì vậy, làm sạch luôn là bước phải có trước khi mình bôi kem dưỡng ẩm nhé.

Và nên nhớ là, dưỡng ẩm không phải là 1 thói quen, mà dưỡng ẩm là cách mà chúng ta phải quan sát làn da, thiếu thì bù, dư thì làm cho sạch và dùng các phương pháp uống hoặc bôi để tăng hoặc giảm lượng nhờn cho phù hợp.

Dưỡng ẩm và cấp ẩm khác nhau như thế nào? Cùng bác sĩ Nguyễn Phương Thảo tìm hiểu trong clip dưới đây:

Trên cùng 1 khuôn mặt sẽ có sự bài tiết và phân bổ tuyến nhờn khác nhau, tùy từng vị trí, nên chỗ nào khô, thiếu ẩm thì bôi. Nơi nào lỗ chân lông to, da đã đủ độ ẩm thì không bôi nữa.

Xem thêm: Da khô và 8 loại vitamin cần bổ sung

Đặt lịch tư vấn khám da cùng bác sĩ Nguyễn Phương Thảo

Đặt lịch hẹn tư vấn và điều trị

    Họ và tên

    Email

    Số điện thoại

    Ngày hẹn

    Địa điểm đến

    Vấn đề bạn đang gặp phải