Beauty tips
Đôi môi, vị trí thường bị “lãng quên” khi chống nắng
Khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đi du lịch hay đi tắm biển, đa số thường không quên chống nắng cho da. Các chị em thường chống nắng toàn thân, chống nắng cho da mặt, thậm chí cổ và cả vùng da dưới cánh tay. Ấy thế mà lại ít ai nhớ môi cũng cần được chống nắng. Trong khi ai cũng sợ môi bị thâm sạm kém hồng hào.
Môi của chúng ta dễ bị cháy nắng. Quan trọng hơn là tổn thương do ánh nắng mặt trời mãn tính có thể gây đau và tăng khả năng phát triển ung thư da. Môi dưới có nguy cơ bị ung thư da cao gấp 12 lần so với môi trên.
>> Nguyên nhân và cách khắc phục môi khô, nứt nẻ?
Các triệu chứng của môi bị cháy nắng là gì?
Cháy nắng nhẹ thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Chúng ta chăm chút cho việc sắm sửa son phấn, có cả các loại son dưỡng cho đôi môi. Nhưng đôi môi lại là nơi dễ phát sinh vấn đề mà chúng ta lại bỏ qua không xử lý. Hãy quan tâm tới đôi môi nếu chúng xuất hiện các biểu hiện sau: Môi đỏ hơn bình thường và có hiện tượng sưng lên. Da môi bị phồng rộp và có cảm giác mềm khi chạm vào.
Môi cháy nắng dễ nhầm lẫn với mụn rộp
Lưu ý mụn rộp môi do cháy nắng có các triệu chứng rất khác với mụn rộp do vi rút gây ra. Cũng là vấn đề xuất hiện các hạt mụn ở môi nên dễ bị nhầm lẫn.
Mụn rộp xuất hiện trên môi do vi rút thường ngứa ran, bỏng rát hoặc ngứa. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng mụn nước nhỏ chứa đầy mủ. Các nốt mụn này có thể dẫn đến các tổn thương giống như vết loét nhỏ khi chúng lành lại.
Còn môi cháy nắng sẽ xuất hiện những nốt mụn nhỏ, màu trắng, chứa đầy dịch. Bạn cũng có thể sẽ nhận thấy các dấu hiệu cháy nắng ở những nơi khác trên da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không được bảo vệ. Các dấu hiệu có thể bao gồm: đỏ, sưng tấy, có cảm giác đau, nếu là cháy nắng nghiêm trọng sẽ xuất hiện cảm giác phồng rộp trên môi.
>> GEL TRẺ HÓA VÀ CHĂM SÓC MÔI IMAGE MD RESTORING POST TREATMENT LIP ENHANCEMENT SPF 15
Khi nào cần gặp bác sĩ
Chúng ta có thể điều trị hầu hết các trường hợp môi bị cháy nắng bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp môi có các triệu chứng bao gồm: môi sưng tấy nghiêm trọng, sưng lưỡi và cơ thể bị phát ban.
Khi môi đang mắc phải tình trạng cháy nắng nghiêm trọng, môi sẽ đau và sưng, khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện và hả lớn miệng.
>>> Những điều cần lưu ý khi dưỡng môi bạn không được bỏ qua
Phương pháp điều trị cho môi bị cháy nắng
Môi bị cháy nắng có thể được điều trị bằng cách bôi thuốc và làm mát. Tuy nhiên, một số biện pháp truyền thống bạn có thể sử dụng để chữa cháy nắng trên cơ thể có thể không tốt khi sử dụng trên môi.
Hãy thử các biện pháp khắc phục sau:
Chườm lạnh
Đắp khăn mềm đã được làm lạnh lên môi có thể làm giảm cảm giác nóng trên môi. Một lựa chọn khác là nhúng khăn vào nước đá. Nhưng các bạn hãy nhớ, tránh việc chườm lạnh trực tiếp lên các vị trí đã hình thành bỏng, lở loét.
Thuốc chống viêm
Dùng thuốc chống viêm có thể giúp giảm đau và mẩn đỏ do cháy nắng. Đặc biệt nếu dùng ngay sau khi ra nắng. Ví dụ như ibuprofen (Advil, Motrin), những loại này có thể giúp giảm đau từ bên trong.
Kem dưỡng ẩm
Bổ sung độ ẩm cho môi bị kích ứng có thể giúp làm dịu và bảo vệ da môi trong khi chúng lành lại. Bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm tại chỗ.
Theo Học viện da liễu Hoa Kỳ, tránh các loại kem dưỡng ẩm có chứa dầu mỏ. Bởi chúng sẽ ngăn chặn nhiệt từ vết cháy nắng trên môi của bạn. Và nên nhớ, luôn trao đổi với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Hãy chú ý đến son chống nắng để bảo vệ đôi môi
Ghi nhớ, phải luôn sở hữu một thỏi son dưỡng môi hoặc son môi có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30.
Chúng ta phải thoa lại kem chống nắng cho môi thường xuyên hơn kem chống nắng cho da. Bởi bạn còn phải ăn uống, liếm môi thường xuyên. Tốt nhất là hãy thoa lại sau mỗi giờ ngoài nắng.
Các thành phần cần thiết trong một thỏi son dưỡng môi tốt
Chỉ số chống nắng
Một lưu ý đáng nhớ là nếu công việc của bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn nên dùng kem dưỡng môi có SPF 30+ để bảo vệ cho bờ môi của bạn nhé.
Vitamin
Các loại Vitamin không chỉ tốt cho cơ thể bạn nói chung mà chúng còn đem lại lợi ích cho đôi môi của bạn, nhất là Vitamin A, C, E. Các loại vitamin kể trên sẽ giúp bạn nuôi dưỡng sâu và hạn chế quá trình oxy hoá trên da môi.
Trên thị trường hiện nay tất cả các dòng son sẽ được đính kèm bảng thành phần. Bạn có thể nắm rõ các thông tin để lựa chọn phù hợp nhé!
Thành phần dưỡng ẩm
Kể cả làn da bình thường hay đôi môi mình thường thì chúng ta còn cần dưỡng ẩm kỹ lưỡng, huống chi là đôi môi khô. Việc dưỡng ẩm cho đôi môi vô cùng quan trọng. Nha đam, nho, dầu dừa, mật ong, dưa leo, dầu hạnh nhân,… đều là những thành phần có khả năng cấp ẩm rất tốt. Nếu đã bỏ công dưỡng môi, bạn nên lựa chọn một thỏi son có đủ thành phần dưỡng ẩm cho đôi môi luôn mượt mà bạn nhé!
Link mua Son dưỡng môi Living Nature Lip Balm
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU PENSILIA
- Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số: 076046/HCM-GPHĐ do sở Y tế Tp. HCM cấp;
- Bác sĩ Chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật Khoa Da liễu: BS CK1 Nguyễn Phương Thảo; Chứng chỉ hành nghề: 0037003/HCM-CCHN.
- Được bảo hiểm rủi ro bởi Chubb Life.
- Đạt chứng nhận THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE, SẮC ĐẸP VIỆT NAM.
- Thành lập từ năm 2011, có 3 chi nhánh tại 03 tỉnh thành phố:
– Pensilia Hồ Chí Minh: 10 Trương Quyền, P6, Q3, HCM
– Pensilia Vũng Tàu: 187 Lê Lợi, P. 6, Tp. Vũng Tàu
– Pensilia Biên Hòa: Tầng lửng, Pegasus Plaza, 53-55 Võ Thị Sáu, P. Quyết Thắng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
Thanh Nhật – Phòng Marketing Pensilia
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.