Những điều cần lưu ý khi dưỡng môi bạn không được bỏ qua

Tại sao đôi môi cần được quan tâm nhiều hơn?

Có thể nói chọn son là việc chị em phụ nữ có thể làm mãi không chán. Người ta đầu tư về son như thế bởi trên gương mặt người phụ nữ nói riêng và cả nam giới nói chung, bờ môi là chi tiết vô cùng quan trọng. Thế nhưng bạn đừng cứ mãi thoa son mà không quan tâm đến việc dưỡng môi bạn sau khi sử dụng hàng tá loại son phấn.

Đôi môi là một chi tiết tạo nên vẻ đẹp trên gương mặt của mỗi người
Đôi môi là một chi tiết tạo nên vẻ đẹp trên gương mặt của mỗi người

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao đôi môi của mình lại có xu hướng nứt nẻ ngay cả khi da bạn là da dầu?

Làn da ở môi cũng giống như da trên cơ thể, cũng cần được chăm sóc và nâng niu. Đôi khi da môi lại còn “khó chịu” hơn là da mặt. Môi có khả năng bị nứt nẻ vào mùa Đông khi bên ngoài trời khô và lạnh. Nhiệt độ cao hoặc gió cũng có thể ảnh hưởng đến môi.

Vậy nên hãy giữ gìn thói quen chăm sóc cho đôi môi của bạn, giúp môi luôn ở trạng thái đẹp nhất – bất kể mùa nào.

>>> Tất tần tật về rụng tóc là gì mà bạn nên biết

Dừng ngay thói quen liếm môi

Không giống như da trên phần còn lại của cơ thể, môi không có tuyến bã nhờn chịu trách nhiệm sản xuất dầu giúp da mềm mại và dưỡng ẩm như ở những nơi khác trên da. Điều này làm cho chúng khô. Cũng chính vì thế, nhiều người chọn hành động liếm môi theo bản năng để giữ ẩm. Nhưng bạn có biết làm như vậy đôi môi của bạn sẽ trở nên khô rát hơn không?

Liếm môi có thể khiến môi bị khô và nứt
Liếm môi có thể khiến môi bị khô và nứt

Nước bọt khi liếm môi cũng có thể gây ra men tích tụ trên môi. Điều này có thể dẫn đến một tình trạng được gọi là viêm môi góc hoặc viêm đau ở khóe môi.

Thay vì liếm môi theo bản năng, bạn hãy sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm mỗi ngày để có một đôi môi khỏe mạnh. Nếu môi bạn rất khô, bạn cũng có thể tẩy tế bào chết cho môi 1, 2 lần tuần.

Chăm sóc da môi có như chăm sóc da mặt?

So với làn da nhiều công đoạn chăm sóc thì đôi môi chỉ cần được chăm sóc bằng 2 bước: dưỡng ẩm và tẩy tế bào chết. Và tất nhiên bạn chỉ cần tẩy tế bào chết nếu môi dễ bị bong tróc và khô nứt.

>>> Mụn đầu đen thành nốt ruồi – Liệu có như “lời đồn”?

Khi nào cần dưỡng ẩm cho môi

Một quy tắc dưỡng môi mà có thể bạn bỏ qua chính là bất cứ lúc nào môi bạn cảm thấy khô thì đó chính là thời điểm thích hợp để sử dụng son dưỡng. Không cần phải tuần tự sáng tối, dưỡng mỗi ngày mỗi buổi mà hãy lắng nghe làn môi lên tiếng.

Dùng dụng cụ bôi hoặc ngón tay để thoa dầu dưỡng ẩm, kem dưỡng ẩm, son dưỡng ẩm lên môi, kể cả khóe môi và cũng đừng bỏ qua viền môi.

Bôi lại khi cần thiết đều đặn trong ngày. Các chuyên da khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm cho môi 2-4 lần mỗi ngày. Bạn có thể cần sử dụng nhiều hơn nếu bạn bị khô môi hoặc bị chàm.

Tẩy tế bào chết cho môi

Tẩy tế bào chết cho đôi môi của bạn có thể giúp loại bỏ một số lớp da khô, bong tróc tích tụ và khôi phục độ bóng, mềm và mịn mà tất cả chúng ta mong muốn. Bạn nên tẩy tế bào chết như một phần của thói quen của bạn, hãy quan tâm đến đôi môi ngay khi chúng có dâu hiệu bong tróc. Chúng ta có thể tẩy tế bào chết cho môi mỗi buổi tối sau một ngày dài dung son dày trên môi.

Tẩy da chết giúp môi sạch sâu và giảm thâm
Tẩy da chết giúp môi sạch sâu và giảm thâm

Chỉ cần bỏ ra một thời gian rất ngắn thoa một lượng nhỏ tẩy tế bào chết lên đầu ngón tay. Nhẹ nhàng thoa lên môi theo chuyển động tròn nhỏ không quá 30 giây. Để hỗn hợp trên môi trong 10 phút, để dầu dưỡng ngấm vào môi rồi rửa sạch bằng nước ấm. Đừng quên thoa một lớp dưỡng bảo vệ để khóa ẩm và làm dịu môi.

Nam giới có cần chăm sóc đôi môi?

Không quan trọng giới tính của bạn là gì. Ai cũng cần phải trau chuốt vẻ đẹp của mình mà dưỡng môi là điều vô cùng cần thiết. Môi là nơi vô cùng nhạy cảm và chúng cần được chăm sóc.

Bật mí cách chọn son dưỡng môi dựa trên thành phần

Thành phần dễ gây kích ứng trong các sản phẩm dưỡng môi

Theo nghiên cứu của chuyên gia cho biết, một số thành phần có thể khiến môi của bạn trở nên kém mịn màng hơn. Những thành phần này không chỉ có thể gây khô môi hơn mà còn có thể gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng – có thể khiến môi bạn bị ngứa, bỏng hoặc châm chích. Bên cạnh đó, tẩy da chết quá khắc nghiệt sẽ khiến đôi môi của bạn khó duy trì chức năng rào cản và giữ ẩm.

Các Viện da liễu Hoa Kỳ cũng khuyến cáo bỏ qua các thành phần sau đây nếu môi của bạn đã nứt nẻ:

  • Long não
  • Quế
  • Dầu bạch đàn
  • Lanolin
  • Octinoxate
  • Oxybenzone
  • Phenol (hoặc phenyl)
  • Propyl Gallate
  • Axit Salisilic

Hạn chế các loại son dưỡng môi có chứa mùi hương hoặc thêm hương liệu. Các hóa chất trong một số mùi hương và hương liệu thêm vào có thể gây kích ứng hoặc dị ứng da, làm khô và nứt nẻ da.

Các thành phần cần thiết trong một thỏi son dưỡng môi tốt

Chỉ số chống nắng

Một lưu ý đáng nhớ là nếu công việc của bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn nên dùng kem dưỡng môi có SPF 30+ để bảo vệ cho bờ môi của bạn nhé.

Vitamin

Các loại Vitamin không chỉ tốt cho cơ thể bạn nói chung mà chúng còn đem lại lợi ích cho đôi môi của bạn, nhất là Vitamin A, C, E. Các loại vitamin kể trên sẽ giúp bạn nuôi dưỡng sâu và hạn chế quá trình oxy hoá trên da môi.

Trên thị trường hiện nay tất cả các dòng son sẽ được đính kèm bảng thành phần. Bạn có thể nắm rõ các thông tin để lựa chọn phù hợp nhé!

Thành phần dưỡng ẩm

Kể cả làn da bình thường hay đôi môi mình thường thì chúng ta còn cần dưỡng ẩm kỹ lưỡng, huống chi là đôi môi khô. Việc dưỡng ẩm cho đôi môi vô cùng quan trọng. Nha đam, nho, dầu dừa, mật ong, dưa leo, dầu hạnh nhân,… đều là những thành phần có khả năng cấp ẩm rất tốt. Nếu đã bỏ công dưỡng môi, bạn nên lựa chọn một thỏi son có đủ thành phần dưỡng ẩm cho đôi môi luôn mượt mà bạn nhé!

 

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU PENSILIA

  • Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số: 076046/HCM-GPHĐ do sở Y tế Tp. HCM cấp;
  • Bác sĩ Chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật Khoa Da liễu: BS CK1 Nguyễn Phương Thảo; Chứng chỉ hành nghề: 0037003/HCM-CCHN.
  • Được bảo hiểm rủi ro bởi Chubb Life.
  • Đạt chứng nhận THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE, SẮC ĐẸP VIỆT NAM.
  • Thành lập từ năm 2011, có 3 chi nhánh tại 03 tỉnh thành phố:

Pensilia Hồ Chí Minh: 10 Trương Quyền, P6, Q3, HCM

Pensilia Vũng Tàu: 187 Lê Lợi, P. 6, Tp. Vũng Tàu

Pensilia Biên Hòa: Tầng lửng, Pegasus Plaza, 53-55 Võ Thị Sáu, P. Quyết Thắng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

 Thanh Nhật – Phòng Marketing Pensilia

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

Đặt lịch hẹn tư vấn và điều trị

    Họ và tên

    Email

    Số điện thoại

    Ngày hẹn

    Địa điểm đến

    Vấn đề bạn đang gặp phải