Kiến thức phẩu thuật thẩm mỹ
Làm thế nào để phân biệt vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp nhân tạo
Tại sao nhiều người lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ?
Mỗi người có một vẻ đẹp độc bản. Phẫu thuật thẩm mỹ được lựa chọn hiện nay bởi một số lý do khác nhau, phụ thuộc vào mục tiêu và mong muốn của từng người. Dưới đây là một số lí do phổ biến mà mọi người chọn phẫu thuật thẩm mỹ:
Có được vẻ đẹp tự tin hơn
Công nghệ phẫu thuật và thẩm mỹ liên tục phát triển, giúp cải thiện chất lượng phẫu thuật và giảm rủi ro. Phẫu thuật thẩm mỹ cho phép mọi người tùy chỉnh và điều chỉnh ngoại hình của họ theo ý muốn, tạo nên vẻ đẹp mà họ mong muốn. Điều này làm cho phẫu thuật thẩm mỹ trở nên phổ biến và an toàn hơn.
Phẫu thuật thẩm mỹ có thể giúp cải thiện vẻ đẹp về ngoại hình, làm tăng cường sự tự tin cho bản thân. Áp lực từ xã hội, truyền thông và tiêu chuẩn vẻ đẹp có thể thúc đẩy mọi người tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ để đáp ứng những mong muốn này.
Xem thêm clip thẩm mỹ sao cho đẹp tự nhiên:
Thay đổi không mong muốn
Một số người muốn khắc phục những đặc điểm ngoại hình mà họ không hài lòng, như vết sẹo, mũi không đẹp, hay kích thước vòng 1/2 không đối xứng… Bên cạnh đó, một phần mục tiêu của phẫu thuật thẩm mỹ là giảm các dấu hiệu của quá trình lão hóa trên khuôn mặt và cơ thể. Một số người phẫu thuật thẩm mỹ để phục hồi ngoại hình sau chấn thương hoặc phẫu thuật y tế do bệnh tật trước đó.
Phương pháp sử dụng giải phẫu thẩm mỹ
Ngành phẫu thuật thẩm mỹ có nhiều bước tiến lớn và khả năng ứng dụng cao vào cuộc sống con người. Trong đó, chỉnh sửa thẩm mỹ có hai dạng:
– Ngoại khoa nghĩa là mổ xẻ, đụng đến “dao kéo”.
– Nội khoa tức không giải phẫu, chỉ dùng kim và những hoạt chất để tạo hình như filler, chỉ nâng cơ,…
Theo bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, bác sĩ CKII – Giám đốc y khoa Phòng khám Pensilia, một số phương pháp thường được sử dụng để phát hiện giải phẫu thẩm mỹ như chụp X-quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ.
Chụp X-quang
Chụp X-quang thường phát hiện được những vật thể như kim loại, khí, dịch lỏng bất thường trong những mô cơ thể bình thường. Như vậy, phương pháp này sẽ phát hiện được túi độn mông, ngực trong trường hợp có phẫu thuật. Nhược điểm của chụp X-quang là rất khó phát hiện sụn tự thân trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi. Cấu trúc sụn được làm bằng chất liệu tương tự với cấu trúc cơ thể nên khó thấy được dấu hiệu bất thường.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
Các chuyên gia có thể phát hiện bất thường về mặt cấu trúc giải phẫu xương trong những trường hợp gọt hàm, gọt cằm,… bằng biện pháp này. Ngoài ra, từ kết quả chụp cắt lớp vi tính, bác sĩ có thể dựng hình xương tái tạo 3D để xem hình dáng xương, dấu vết sau phẫu thuật.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
MRI là kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng từ trường và sóng radio. Hình ảnh MRI có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu tốt, khả năng tái tạo 3D, được chỉ định rộng rãi không chỉ cho thần kinh mà còn cho nhiều lĩnh vực khác như cơ xương khớp, tim mạch, bụng,…
“Trường hợp bệnh nhân sử dụng các chất liệu như sụn nhân tạo, filler để tạo hình mũi, cằm, khuôn mặt rất khó phát hiện nên MRI là phương pháp hiệu quả nhất, trừ khi lượng thuốc bơm vào quá ít không đủ để nhận diện”, Chuyên gia thẩm mỹ cho hay.
Xem thêm: