Beauty tips
Mỡ nội tạng để lâu sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe
Không giống như mỡ dưới da, mỡ nội tạng khó nhìn thấy. Và thường không dễ nhận biết bằng mắt thường. Tuy nhiên, việc tích tụ quá nhiều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác động của mỡ nội tạng và những cách kiểm soát tình trạng này.
Mỡ nội tạng là gì?
Mỡ nội tạng, hay còn gọi là mỡ “bên trong”, là loại mỡ nằm sâu trong khoang bụng và bao quanh các cơ quan chức năng. Đây là loại mỡ có tác động trực tiếp đến các chức năng cơ bản của cơ thể. Tuy có chức năng bảo vệ cơ quan và duy trì một số chức năng sinh học. Nhưng khi tích tụ quá mức, sẽ trở thành mối nguy hại tiềm tàng đối với sức khỏe.
Theo các nghiên cứu, chúng dễ tích tụ hơn mỡ dưới da. Đặc biệt ở những người ít vận động hoặc có chế độ ăn uống không lành mạnh. Việc để lượng chúng tăng cao trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Mỡ nội tạng và những ảnh hưởng đến sức khỏe
Gây ra các bệnh về tim mạch
Mỡ nội tạng có liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Khi mỡ tích tụ xung quanh các cơ quan, chúng không chỉ cản trở chức năng cơ thể. Mà còn tiết ra các chất gây viêm và hormone có thể làm tăng huyết áp và cholesterol xấu. Điều này dẫn đến nguy cơ hình thành mảng bám trong động mạch. Gây xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Mỡ nội tạng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều chỉnh insulin của cơ thể. Insulin là hormone giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi mỡ nội tạng tích tụ, khả năng đáp ứng insulin của cơ thể bị giảm. Dẫn đến hiện tượng kháng insulin – nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Người có nhiều mỡ nội tạng thường có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường hơn những người có ít mỡ nội tạng.
Ảnh hưởng đến chức năng gan
Mỡ nội tạng tích tụ xung quanh gan gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Khi mỡ bám vào gan, quá trình trao đổi chất và chức năng giải độc của gan bị suy giảm. Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến viêm gan, xơ gan và trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể phát triển thành ung thư gan. Đây là một trong những hậu quả đáng lo ngại khi mỡ nội tạng tích tụ quá lâu trong cơ thể.
Tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa bao gồm một loạt các vấn đề sức khỏe liên quan đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, bao gồm huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, lượng cholesterol xấu cao và vòng eo lớn. Tích tụ mỡ nội tạng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng này, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.
Nguyên nhân gây ra mỡ nội tạng
Mỡ nội tạng không chỉ xuất hiện ở những người thừa cân mà còn có thể gặp ở người có cân nặng bình thường nhưng có lối sống không lành mạnh. Một số nguyên nhân chính bao gồm:
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa, đường, và thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ tích tụ mỡ nội tạng.
- Ít vận động: Người ít tập thể dục và ngồi nhiều dễ bị tích tụ mỡ nội tạng hơn.
- Căng thẳng: Stress khiến cơ thể sản xuất nhiều hormone cortisol, làm tăng tích tụ mỡ quanh các cơ quan nội tạng.
- Yếu tố di truyền: Di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ mỡ nội tạng.
Cách kiểm soát lượng mỡ trong cơ thể
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng. Bạn nên hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán. Thực phẩm giàu đường và chất béo bão hòa. Thay vào đó, hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, protein nạc. Và các chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe từ dầu oliu, hạt chia, và quả bơ.
Tăng cường hoạt động thể chất
Vận động thường xuyên là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giảm mỡ. Các bài tập cardio như chạy bộ, bơi lội, đạp xe giúp đốt cháy mỡ toàn thân. Ngoài ra, việc tập luyện cơ bắp, đặc biệt là vùng bụng, cũng giúp giảm mỡ nội tạng hiệu quả.
Giảm căng thẳng
Stress kéo dài là nguyên nhân dẫn đến việc sản sinh hormone cortisol. Làm tăng tích tụ mỡ nội tạng. Hãy tìm cách thư giãn và giảm căng thẳng như thiền, yoga. Hoặc tham gia các hoạt động giải trí để giữ cho tâm trạng luôn thoải mái.
Kiểm soát giấc ngủ
Thiếu ngủ có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể. Từ đó làm tăng tích tụ mỡ thừa. Hãy đảm bảo bạn có giấc ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm. Để cơ thể có thời gian phục hồi và duy trì sự cân bằng.
Thực hiện công nghệ giảm mỡ Redustim
Tại Pensilia sở hữu dàn công nghệ hiện đại trong cả lĩnh vực da liễu lẫn thon dáng. Không chỉ dùng ở việc kiểm soát trọng lượng cơ thể, siết eo. Mà còn có khả năng giảm mỡ bên trong các cơ quan hiệu quả. Từ đó giảm nguy cơ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm. Vừa có vóc dáng thon gọn, vừa đảm bảo sức khỏe tốt.
Kết luận
Mỡ nội tạng là một trong những loại mỡ nguy hiểm nhất đối với sức khỏe, đặc biệt khi để lâu và không được kiểm soát. Nó có thể gây ra hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng như bệnh tim, tiểu đường, gan nhiễm mỡ và hội chứng chuyển hóa. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm thiểu tình trạng này bằng cách thay đổi lối sống, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, và giảm căng thẳng.
Hãy liên hệ ngay với Pensilia để được tư vấn và thăm khám nhé!
Tài liệu tham khảo
- Després, J.-P. (2012). Body fat distribution and risk of cardiovascular disease: An update. Circulation, 126(10), 1301–1313. https://doi.org/10.1161/CIRCULATIONAHA.111.067264
- Lear, S. A., Humphries, K. H., Kohli, S., & Birmingham, C. L. (2007). The use of BMI and waist circumference as surrogates of body fat differs by ethnicity. Obesity, 15(11), 2817–2824. https://doi.org/10.1038/oby.2007.334
- Jensen, M. D. (2008). Role of body fat distribution and the metabolic complications of obesity. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 93(11), S57-S63. https://doi.org/10.1210/jc.2008-1585
- Neeland, I. J., Poirier, P., & Després, J.-P. (2018). Cardiovascular and metabolic heterogeneity of obesity: Clinical challenges and implications for management. Circulation, 137(13), 1391–1406. https://doi.org/10.1161/CIRCULATIONAHA.117.029617
- McLaughlin, T., Lamendola, C., Liu, A., & Abbasi, F. (2011). Preferential fat deposition in subcutaneous versus visceral depots is associated with insulin sensitivity. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 96(11), E1756-E1760. https://doi.org/10.1210/jc.2011-0615