Kiến thức phẩu thuật thẩm mỹ, Phẫu thuật thẩm mỹ, Thẩm mỹ mặt
Làm đầy thái dương
Tại sao thái dương bị hóp
Từ phía ngoài, thái dương là vùng tiếp giáp giữa đường chân tóc, trán, bờ ngoài xương ổ mắt và bờ trên xương gò má.
Nguyên nhân chính của thái dương bị lõm, hóp thường là do:
-
Bẩm sinh
-
Sự lão hoá theo tuổi tác
-
Do khung xương lớn nhưng lượng mô mỡ bị thiếu hụt.
-
Bị tai nạn hay chấn thương trước đó.
Thái dương hóp là một trong những yếu tố gây mất tự tin trên khuôn mặt của cả nam và nữ. Do đó, để có một thái dương đầy đặn hơn, chúng ta có nhiều phương pháp để chọn lựa, và những phương pháp làm đầy thái dương phổ biến hiện nay là tiêm chất làm đầy, cấy mỡ tự thân và độn thái dương với vật liệu nhân tạo.
Những ai có thể độn thái dương
-
Tất cả khách hàng nam, nữ từ 18 tuổi trở lên có nhu cầu cải thiện khuyết điểm vùng thái dương, làm đầy thái dương.
-
Thái dương bị lõm sâu do lão hoá.
-
Thái dương bị hóp bẩm sinh.
-
Thái dương 2 bên không đều nhau.
-
Gò má hơi cao nhẹ cũng có thể độn thái dương để tạo hiệu ứng giúp cảm giác gò má bớt cao, làm gương mặt thanh thoát hơn mà không cần phải hạ gò má.
3 PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐẦY THÁI DƯƠNG TẠI PENSILIA
Cùng bác sĩ CKII Võ Văn Minh tìm hiểu những ưu nhược điểm của 3 phương pháp làm đầy thái dương phổ biến, an toàn hiện nay.
Tiêm chất làm đầy
Tiêm filler làm đầy thái dương là một phương pháp phổ biến, được nhiều chị em lựa chọn vì nhanh, không tốn thời gian nghỉ dưỡng.
- Ưu điểm:
+ Hiệu quả, đẹp ngay sau khi làm.
+ Thời gian thực hiện nhanh.
+ Không cần thời gian nghỉ dưỡng.
+ Không để lại sẹo.
- Nhược điểm: chi phí cao do cứ 1 đến 2 năm cần tiêm nhắc lại.
Cấy mỡ tự thân:
- Phương pháp làm đầy thái dương này sử dụng chính phần mỡ thừa của bạn nên đảm bảo độ tương thích cao, an toàn và không xảy ra phản ứng đào thải hay gây hại đến sức khỏe.
- Thời gian tiến hành thủ thuật nhanh gọn, dễ dàng.
- Mỡ được cấy vào các vùng cơ thể thông qua các vết kim rất nhỏ nên thường không gây đau đớn và không để lại sẹo.
- Thông qua việc lấy mỡ trực tiếp trên cơ thể, bạn có thể loại bỏ được mỡ thừa ở những vùng không mong muốn.
Sau khi đã thích nghi và sống sót, các tế bào mỡ được cấy sẽ tiếp tục tăng sinh. Ngoài ra, nó còn có khả năng cải thiện các liên kết đã bị đứt gãy, giúp duy trì kết quả trẻ hóa da lâu dài.
- Nhược điểm: do lượng mỡ bơm vào mỗi lần sống được khoảng 50% nên cần phải bổ sung cho đến khi đạt được như mong đợi.
Độn thái dương
Độn thái dương là phương pháp làm đầy thái dương, khắc phục vùng lõm bằng cách đưa vật liệu độn vào trong. Vật liệu độn là dạng chất mềm dẻo thân thiện, an toàn, có khả năng tương thích với cơ thể rất tốt. Chúng có dạng dẹt, độ dày khác nhau tùy theo mức độ cần làm đầy và được thiết kế sao cho vừa vặn với vùng thái dương của từng người mà vẫn tự nhiên, kín đáo nhất.
Độn thái dương là tiểu phẫu đơn giản, bác sĩ chỉ cần rạch một đường mảnh, ngắn gần thái dương, sau đó bóc tách da và đưa vật liệu độn vào bên trong. Vết thương sau đó sẽ được khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ.
Do tóc che phủ nên sẹo mổ sẽ không bị lộ và đường khâu thẩm mỹ sẽ làm mất hết dấu tích của phẫu thuật sau khi liền.
Độn thái dương tại Pensilia tích hợp nhiều kỹ thuật hiện đại trong tạo hình thẩm mỹ, giúp khắc phục tối đa những khuyết điểm của thái dương, giúp gương mặt hài hoà, đồng thời nâng cao quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
Có thể bạn quan tâm:
Quy trình thực hiện độn thái dương tại Pensilia
Pensilia thực hiện quy trình làm đầy thái dương bằng phương pháp độn thái dương theo trình tự như sau:
- Bước 1: Thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật thẩm mỹ để xác định, đánh giá tình trạng thái dương hiện tại của khách hàng. Qua đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp làm đầy thái dương phù hợp nhằm khắc phục triệt để mọi khuyết điểm của phần thái dương.
- Bước 2: Khai thác tiền sử bệnh, kiểm tra sức khỏe sơ bộ như đo huyết áp, tim mạch, thử phản ứng thuốc,… để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại có đủ điều kiện để thực hiện tiểu phẫu làm đầy thái dương hay không.
- Bước 3: Đo vẽ tỉ lệ thái dương nhằm đảm bảo thái dương mới được tạo sẽ hài hòa với các đường nét trên gương mặt.
- Bước 4: Gây tê cục bộ vùng thẩm mỹ giúp khách hàng không cảm thấy đau nhức hay khó chịu gì trong khi thực hiện
- Bước 5: Tiến hành độn 45-60 phút.
- Bước 6: Kết thúc tiểu phẫu làm đầy thái dương, bạn nằm nghỉ, theo dõi sức khỏe ổn định thì có thể về, chăm sóc hậu phẫu theo hướng dẫn.
Nếu bạn đang trong tình trạng thái dương bị hóp, lõm ảnh hưởng đến sự tự tin, hoặc muốn làm đầy thái dương hơn, đừng ngần ngại lên lịch hẹn, khám và tư vấn cùng Bác sĩ chuyên khoa Tạo hình thẩm mỹ của Pensilia
Đặt lịch hẹn tư vấn và điều trị
Câu hỏi thường gặp
Độn thái dương có đau không?
Quá trình độn thái dương không gây đau đớn do bác sĩ đã gây tê, vô cảm ở vùng da đầu và thái dương. Sau thủ thuật, khách hàng chỉ cảm thấy ê nhức nhẹ do phản ứng bình thường của cơ thể.
Hơn nữa, khách hàng sẽ không quá khó chịu sau khi độn thái dương tại Pensilia. Bởi vì các bác sĩ sẽ chiếu Plasma lạnh, kê đơn thuốc giảm sưng đau và chế độ chăm sóc tại nhà.
Sau độn thái dương có sẹo không?
Đường rạch da khoảng 2cm, ngay sau độn thái dương có để lại sẹo, nhưng vết sẹo sẽ mờ dần và sẹo ẩn trong vùng da đầu có tóc che phủ nên theo thời gian bạn rất khó để nhìn thấy sẹo.
Độn thái dương giữ được bao lâu, có vĩnh viễn không?
Độn thái dương tồn tại được vĩnh viễn, nhưng kết quả còn tuỳ thuộc vào mỗi người. Vì theo thời gian, sự lão hoá vẫn tiếp tục diễn ra, da, cơ, và mô vùng thái dương có thể bị giảm thể tích làm lộ vật liệu độn, lúc đó chúng ta sẽ có phương pháp hiện đại khác để khắc phục tình trạng này.
Độn thái dương có nguy hiểm không?
Kỹ thuật độn thái dương tại Pensilia được thực hiện ở lớp sâu, cách xa phần dây thần kinh và mạch máu nên sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn.
Tuy nhiên, mọi phẫu thuật đều có nguy cơ rủi ro. Trong quá trình phẫu thuật nếu có sai sót thì có thể sẽ gây ra những rủi ro sau:
- Tụ máu hoặc tụ dịch sau mổ, nếu dịch nhiều cần phải chọc hút và băng ép.
- Nhiễm trùng nặng: cần lấy vật liệu ra và chờ khi ổn định có thể tiến hành đặt lại.
- Tổn thương thần kinh: 1 phần hoặc hoàn toàn nhánh thái dương của dây thần kinh mặt với tình trạng liệt trán, xệ lông mày…
- Lộ miếng độn.