Điều trị sẹo rỗ, sẹo lõm do mụn và những sai lầm

Cùng tham khảo những lời khuyên của bác sĩ da liễu về điều trị sẹo rỗ, sẹo lõm do mụn trong bài viết dưới đây nhé.

Tại sao có mụn để lại sẹo, có vết không để sẹo?

Lớp da của chúng ta nếu tính từ ngoài vào trong sẽ có các lớp: Sừng, Hạt, Gai, Đáy. Trong đó chỉ có các tế bào lớp Đáy là có khả năng tăng sinh để tạo ra các tế bào mới giúp làm lành vết thương. Sau khi sản sinh tế bào mới thì các tế bào này dần được đẩy lên các lớp trên để thay thế các tế bào cũ. Nên khi có bất kì tổn thương nào xuyên qua lớp Tế bào Đáy này, làm lớp này bị tổn thương thì đều tạo sẹo.

Chính vì vậy những mụn viêm lâu ngày, viêm to, mủ nhiều thì lớp đáy này rất dễ tổn thương và cho dù không can thiệp gì thì sẹo cũng tự xuất hiện.

Hình minh họa

Lấy mụn có gây sẹo rỗ không? Có mụn thì có nên lấy ra hay không?

Nếu lấy mụn đúng kĩ thuật nghĩa là chỉ thực hiện động tác dùng kim tạo một lỗ nhỏ nông giúp mụn thoát ta dễ dàng thì không tạo sẹo, nhưng nếu thao tác thô bạo như dùng dao rạch… thì nguy cơ sẹo rất cao.

Nếu có mụn đầu đen thì nên lấy ra luôn vì đây là môi trường rất dễ để vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.

Nếu là mụn viêm thì tuỳ giai đoạn, giai đoạn mụn đang sưng tấy, có viêm mô tế bào xung quanh thì không nên lấy, phải uống thuốc kháng sinh, kháng viêm để giới hạn khu trú phản ứng viêm lại đến khi nào mủ tụ ổn định thì mới lấy sạch mủ và nhân mụn ra. Và phải đảm bảo các dụng cụ lấy mụn phải được vô trùng.

Sẹo rỗ hết rồi có bị trở lại không?

Sẹo rỗ cũng giống như vết đứt tay vậy đó. Nếu đã điều trị hiệu quả và hết thì chắc chắn không bị lại.

Sẹo rỗ để lâu có nặng hơn không?

Sẹo rỗ cũng giống như xây nhà mà làm móng không chắc vậy đó, Khi xi măng cốt thép bị sói mòn thì nhà sụp thôi. Tương tự như vậy khi da lão hoá, thiếu collagen, sợi đàn hồi thì da bị sụp xuống rõ hơn từ các vết tổn thương lớp màng đáy tế bào nên vết sẹo sẽ nhìn càng ngày càng sâu hơn.

Chỉ Lăn kim điều trị sẹo rỗ hết không?

Nếu sẹo nhẹ, nông không xơ dính bên dưới thì lăn kim có thể hết nhưng nếu đây sẹo sâu, có xơ dính và đáy chắc thì lăn kim không hết được. Lúc này phải sử dụng những phương pháp như bóc tách đáy sẹo, laser co2 fractional, bổ sung thêm yếu tố tăng trưởng như PRP.

Điều trị sẹo rỗ, sẹo lõm bao nhiêu lần thì hết?

Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ, mức độ xơ dính bên dưới.

Nên điều trị ở đâu?

Chắc chắn là nơi nào có bs chuyên khoa da liễu rồi. Ngày nay nhiều nơi các bạn kĩ thuật viên cũng quảng cáo là có thể làm được do được do học lõm nghề hoặc được các công ty bán máy, bán kim lăn hướng dẫn sơ sơ…nhưng chắc chắn 1 điều các bạn này không thể xử lý được đó là các tai biến trong điều trị. Thường gặp nhất là tăng sắc tố sau lăn kim, sau laser. Nặng nề nhất là các bạn không biết xử lý sốc phản vệ, vì kể cả thuốc tê bôi vẫn có thể bị sốc thuốc.

Chưa kể là nếu áp dụng các phương pháp như PRP thì càng nguy hiểm hơn vì đường thần kinh mạch máu vùng mặt khá chằng chịt và nguy hiểm.

Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo

BS ck1, chuyên khoa da liễu, chuyên gia sắc đẹp Pensilia

Đặt lịch hẹn tư vấn và điều trị

    Họ và tên

    Email

    Số điện thoại

    Ngày hẹn

    Địa điểm đến

    Vấn đề bạn đang gặp phải