Giải đáp chữa chàm sữa cho bé

Dấu hiệu nhận biết chàm sữa

Chàm sữa là một căn bệnh ngoài da dễ gặp nên các biểu hiện của bệnh được thể hiện hầu hết ra bên ngoài và có thể quan sát bằng mắt thường. Khi mắc bệnh, vùng da của trẻ thường xuất hiện mụn nước nhỏ li ti hoặc các mảng đỏ hồng, sau đó đóng vảy khô và tróc da. Khi có biểu hiện bệnh, trẻ thường khó chịu, khóc quấy, ngủ không ngon giấc, hay gãi, trẻ đang ở độ tuổi bú mẹ sẽ bú kém hơn.

Chàm sữa là tình trạng thường thấy ở trẻ sơ sinh
Chàm sữa là tình trạng thường thấy ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây bệnh 

Theo BS da liễu Nguyễn Phương Thảo những yếu tố khiến bệnh chàm nặng hơn bao gồm:

Tiếp xúc với dị ứng nguyên

Bệnh nhân tiếp xúc với dị ứng nguyên nhiều như thức ăn, cơ địa dị ứng sữa bò. Môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với thú nuôi, chăn ga gối. Trong đó, có các nguồn như nấm mốc, bụi… ở chăn, gối, nệm, khăn trải giường…Ngoài ra, còn có các thức ăn như sữa, trứng hoặc cách cho con bú, nhiễm khuẩn…đều có thể gây ra bệnh chàm sữa. Theo thống kê có đến 30-40% trẻ bị chàm sữa có liên quan đến dị ứng đạm bò. Thường gặp ở trẻ bú sữa công thức hoặc mẹ có ăn thức ăn chứa nhiều đạm bò như thịt bò, phô mai, sữa.

Yếu tố di truyền

Đây cũng là một trong những khả năng gây bệnh chàm sữa. Cụ thể, bố mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng… thì bé dễ bị mắc bệnh hơn.

Chăm sóc da không đúng

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng những triệu chứng của chàm là do mất vệ sinh. Vì thế trong lúc tắm liên tục kỳ cọ hoặc dùng sữa tắm, chất tẩy rửa có độ kiềm cao cũng làm bệnh chàm nặng hơn.

Thời tiết

Vào mùa đông khô, lạnh hoặc lạm dụng điều hòa cũng khiến khô da, da mất nước. Để điều trị chàm sữa hiệu quả, đòi hỏi người mẹ phải lưu ý chăm sóc đặc biệt cho bé. Từ việc ăn uống, vệ sinh đến môi trường xung quanh.

Thời tiết thay đổi cũng khiến con dễ bị chàm sữa
Thời tiết thay đổi cũng khiến con dễ bị chàm sữa

Mẹ có phải kiêng ăn gì và cần ăn gì?

Vì trong giai đoạn cho con bú, mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé. Và yếu tố dị ứng có thể qua sữa mẹ vào bé, nên:

  • Mẹ kiêng tuyệt đối: gà, vịt, bò, đồ biển, đồ lên men, khoai tây, trứng.
  • Mẹ nên ăn: thịt heo, cá đồng: cá lóc, cá rô phi, cá diêu hồng, cá ba sa…
  • Mẹ uống 3,5 lít – 4 lít nước sao cho khi đi tiểu thấy nước tiểu trong, vàng nhạt không bị vàng đậm.
  • Mẹ nên uống thêm thực phẩm chức năng trong giai đoạn bầu đã uống như: procare, elevit, prenatal…

Chăm sóc và vệ sinh cho trẻ như thế nào?

Khi mẹ cho con bú phải lót khăn khô để thấm sữa tràn, tránh chảy vào gò má của con. Sau khi con bú xong mẹ lau lại gò má và những vùng sữa văng vào bằng gòn ướt. Lau thật nhẹ nhàng và thật sạch với nước mát, không lau nước ấm nhiều quá sẽ khô da bé. Nếu da con đã qua giai đoạn chàm và bình thường trở lại thì để da thoáng, không bôi gì lên da con.

Không để con ra mồ hôi nhiều và sống trong môi trường ẩm thấp. Không sử dụng sữa tắm hay dầu gội mỗi ngày. Da bé rất sạch, chỉ cần tắm sạch bằng nước thường và kì cọ nhẹ cho sạch tế bào chết ở những vùng kẽ tay, nhượng chân… Mặc quần áo thoáng mát cho bé.

Cho bé uống thêm nước sau mỗi cữ bé bú xong. Trẻ dưới 2 tháng cho bé uống khoảng 5-10 ml nước. 3 tháng – 1 tuổi uống từ 10-20 ml nước. cho bé uống theo nhu cầu và không ép khi bé bú quá no. Bình uống nước phải là bình nhỏ loại 10-20 ml và có van chống sặc.

Cho con ăn gì và không nên ăn gì khi đến giai đoạn ăn dặm?

Đến giai đoạn này là giai đoạn cần cha mẹ quan sát con nhiều nhất. Trong nhà nên có sẵn vài viên thuốc kháng viêm như Prednison 5mg, và clopheniramin 4mg để sẵn phòng ngừa dị ứng do thức ăn quá nhạy. Bắt đầu cho con ăn từ những thức ăn có ít nguy cơ dị ứng như: thịt heo, cá đồng, các loại rau.

Giữ nguyên tắc 1 tuần chỉ nên có 1 -2 bữa ăn có các loại thức ăn dị ứng như bò, gà, vịt, trứng, khoai tây, các loại hạt. Nếu sau bữa ăn này thấy bé vẫn bình thường, không có các phản ứng dị ứng như ngứa ngáy, quấy khóc, nổi mẫn thì sau đó vài tuần cho ăn lại với tần suất tăng lên.

Sau bữa ăn thấy bé có dấu hiệu dị ứng thì ngưng ăn loại đó 1 tháng. Sau 1 tháng cho bé ăn lại nếu vẫn dị ứng nữa thì liệt loại đó vào danh sách những thức ăn cần kiêng cho bé trong giai đoạn dưới 2 tuổi. Nếu sau bữa ăn nguy cơ cao thấy bé dị ứng nặng. Xuất hiện các phản ứng phù nề da, nổi mề đay, khò khè khó thở thì cho bé uống liền 0,5 viên prednisone 5mg và 1 viên Chlopheniramin. Sau đó đưa bé đến bệnh viện gần nhất để khám, vì dị ứng nặng lo sợ nhất là phù nề thanh quản và khí quản. Bé sẽ không thở được hoặc tình trạng shock phản vệ do đồ ăn.

Con chỉ ăn thịt heo và cá đồng như vậy có thiếu chất không?

Hoàn toàn không, trong mỗi loại cá khi phân thích thành phần dinh dưỡng thì có rất nhiều chất, các mạ có thể tham khảo trong Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm.

Cho con ăn thêm trái cây như: đu đủ chín, chuối, táo nghiền…

Vì sao corticoid lại nguy hiểm khi dùng trên da trẻ nhỏ nhất là giai đoạn dưới 1 tuổi như vậy?

Corticoid là 1 chất có thành phần kháng viêm và giúp giảm triệu chứng viêm rất nhanh, đáp ứng điều trị khá tốt. Nhưng corticoid sẽ làm thay đổi chủng vi khuẩn thường trú trên da khi sử dụng 1 thời gian dài ( bao nhiêu gọi là dài thì tùy theo thể trạng từng trẻ).

Chủng vi khuẩn thường trú trên da là một cộng đồng vi khuẩn rất cần thiết cho da bé. Cộng đồng này sẽ chống lại các chủng vi khuẩn gây bệnh bằng cách cạnh tranh môi trường sống và chất dinh dưỡng với mấy loại vi khuẩn độc hại kia. Giúp da bé được an toàn.

Chủng vi khuẩn độc hại thì đầy trong môi trường không khí và vật tiếp xúc của trẻ nhỏ. Nhất là trẻ đang trong giai đoạn tập bò, thích khám phá. Hơn nữa các chủng vi khuẩn này tại Việt Nam có tỉ lệ kháng thuốc rất cao nên nếu lỡ bị nhiễm phải chủng kháng thuốc thì nguy hiểm rất cao vì điều trị không đáp ứng. Nói không với tất cả các sản phẩm và thuốc bôi có corticoid và các loại thuốc bôi mang nhãn mác “Gia truyền” và không rõ nguồn gốc và thành phần. Một số loại thuốc có chứa corticoid: Eumovate. Hidrocortison, Betamethason…

Điều trị chàm sữa – Nên bôi gì?

Khi tổn thương đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu mang tính sát trùng như: Milian, Eosin… Khi tổn thương da khô, đỏ, tróc vảy thì có thể bôi các loại kem chứa kẽm để phục hồi hàng rào bảo vệ da.

  • Chàm khô (có đỏ da): Bôi Sudocream, Desitin, Skinbibi.
  • Chàm khô (không đỏ da): Bôi Lucas papaw, Skinbibi, Skin heath cream Active manuka 18+.
  • Chàm ướt nhẹ: Bôi thuốc milian vào vùng bị chàm.
  • Chàm ướt nặng: Nên đến khám BS để được tư vấn.

Vẫn phải tiêm chủng cho bé đúng lịch tiêm chủng nhưng nên có ý kiến của BS chuyên khoa da liễu trước khi tiêm. Vì những bệnh lý được chủng ngừa bằng tiêm chủng hầu như là những bệnh nặng. Có khả năng nguy hiểm đến tính mạng của bé nhiều hơn.

Chàm sữa làm con khó chịu, quấy khóc
Chàm sữa làm con khó chịu, quấy khóc

Thấu hiểu được những khó khăn trong việc chăm sóc con nhỏ của phụ nữ. Và sự khó chịu mà chàm sữa gây ra cho các bé. Bác sĩ Thảo cam kết cùng đội ngũ bác sĩ Pensilia sẽ làm những gì tốt nhất cho các bé. Tại Pensilia, khám chàm sữa là hoàn toàn miễn phí. Pensilia sẽ không lấy bất cứ số tiền nào từ các bé và gia đình. Việc nhìn thấy nụ cười của bé sau khi khỏi bệnh là hạnh phúc đối với Pensilia.

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU VÀ THẨM MỸ PENSILIA

  • Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số: 09422/HCM-GPHĐ do sở Y tế Tp. HCM cấp;
  • Bác sĩ Chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật Khoa Da liễu: BS. CKII Nguyễn Phương Thảo; Chứng chỉ hành nghề: 0037003/HCM-CCHN
  • Được bảo hiểm rủi ro bởi Chubb Life.
  • Đạt chứng nhận THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE, SẮC ĐẸP VIỆT NAM.

Đặt lịch hẹn tư vấn và điều trị

    Họ và tên

    Email

    Số điện thoại

    Ngày hẹn

    Địa điểm đến

    Vấn đề bạn đang gặp phải