Kiến thức da liễu
Bệnh chàm da điều trị bằng phương pháp nào
Chàm da (eczema) là một bệnh da liễu mãn tính. Thường gây ra các triệu chứng như ngứa ngáy, đỏ da, và bong tróc da. Bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Để hiểu rõ hơn về bệnh chàm da và các phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bệnh chàm da là gì?
Chàm da là một tình trạng viêm da mãn tính khiến da trở nên khô, ngứa và dễ bị kích ứng. Chàm da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Bao gồm mặt, tay, chân và các vùng da dễ tiếp xúc với chất kích ứng. Tình trạng này thường bùng phát theo đợt. Có thể tự thuyên giảm nhưng dễ tái phát nếu không điều trị đúng cách.
Chàm da có nhiều dạng, trong đó phổ biến nhất là chàm tiếp xúc, chàm cơ địa và chàm bội nhiễm. Tình trạng này thường xảy ra do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Bao gồm việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc yếu tố kích thích như xà phòng, nước hoa. Thời tiết khô hanh, hoặc căng thẳng tâm lý.
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm da
Các triệu chứng của chàm da có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên, một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Da ngứa ngáy dữ dội: Đây là triệu chứng đặc trưng của chàm da. Ngứa có thể trở nên nặng hơn vào ban đêm.
- Da đỏ và sưng: Các vùng da bị chàm thường bị đỏ, sưng và nổi mẩn.
- Bong tróc và nứt nẻ: Da bị chàm thường khô, nứt nẻ, có thể chảy máu.
- Mụn nước: Một số dạng chàm có thể xuất hiện mụn nước, sau đó vỡ ra và chảy dịch.
Nếu không được điều trị, chàm da có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc làm da bị tổn thương vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm da
Bệnh chàm da thường do sự kết hợp của nhiều yếu tố gây ra, bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Những người có người thân mắc bệnh chàm, viêm da dị ứng hoặc hen suyễn. Sẽ có nguy cơ cao mắc chàm da.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Khi hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả, da dễ bị kích ứng và viêm nhiễm.
- Môi trường sống: Tiếp xúc thường xuyên với các chất gây dị ứng như hóa chất, xà phòng, hoặc phấn hoa có thể làm tăng nguy cơ mắc chàm.
- Căng thẳng tâm lý: Tình trạng căng thẳng có thể làm bệnh chàm da trở nên trầm trọng hơn.
Các phương pháp điều trị bệnh chàm da
Để điều trị hiệu quả chàm da, người bệnh cần kết hợp giữa việc chăm sóc da đúng cách. Và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm là bước quan trọng nhất trong điều trị chàm da. Khi da được cung cấp đủ độ ẩm, lớp bảo vệ da sẽ được phục hồi. Giúp giảm ngứa và ngăn ngừa tình trạng khô nứt. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu và chất bảo quản để tránh làm da kích ứng. Sản phẩm nên được thoa đều lên da nhiều lần trong ngày, đặc biệt sau khi tắm để duy trì độ ẩm cần thiết.
Thuốc bôi corticosteroid
Corticosteroid là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm và giảm ngứa hiệu quả. Thường được sử dụng trong điều trị chàm da. Các loại kem hoặc thuốc mỡ chứa corticosteroid được bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm. Để giảm viêm và ngăn ngừa triệu chứng trở nặng. Tuy nhiên, việc sử dụng corticosteroid cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc ức chế miễn dịch
Trong những trường hợp chàm da nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế miễn dịch. Để kiểm soát hoạt động của hệ miễn dịch, ngăn ngừa các phản ứng viêm. Các loại thuốc như tacrolimus và pimecrolimus thường được sử dụng để giảm viêm da. Mà không gây các tác dụng phụ của corticosteroid.
Công nghệ laser hiện đại
Tại Pensilia đã từng điều trị nhiều ca chàm da. Phòng khám đã cho ra phác đồ điều trị chàm bằng Laser CO2 Fractional. Làn da của khách hàng nhanh chòng lành sau tổn thương. Và không gặp các tình trạng kích ứng, đỏ da như chúng ta thường nghĩ. Với laser thì hiệu quả sẽ nhanh chóng hơn là dùng thuốc bôi. Với laser thì tình trạng chàm cũng ít tái phát.
Kết luận
Chàm da là bệnh lý da liễu mãn tính gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, với các phương pháp điều trị hiện đại và chế độ chăm sóc da đúng cách, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh. Để có kết quả điều trị tốt nhất, hãy liên hệ thăm khám và điều trị tại Pensilia nhé!
Đừng quên dưỡng ẩm thường xuyên và tránh xa các chất gây kích ứng để ngăn ngừa bệnh tái phát và giữ cho làn da luôn khỏe mạnh!
Tài liệu tham khảo:
- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – Thông tin về các bệnh da liễu, bao gồm chàm da và các phương pháp điều trị toàn cầu.
- American Academy of Dermatology (AAD) – Cung cấp kiến thức chi tiết về chàm da (eczema), các triệu chứng và phương pháp điều trị chuyên sâu.
- Mayo Clinic – Một nguồn y khoa uy tín, cung cấp thông tin về nguyên nhân và cách điều trị chàm da, bao gồm các liệu pháp sử dụng thuốc và chăm sóc da.
- National Eczema Association – Tổ chức chuyên về nghiên cứu và hỗ trợ bệnh nhân bị eczema, cung cấp hướng dẫn điều trị và chăm sóc da chi tiết.
- MedlinePlus (Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ) – Thông tin y học về chàm da, từ triệu chứng, nguyên nhân đến các phương pháp điều trị được chấp nhận trong y khoa.