Chàm ở ngón tay có khó điều trị như bạn nghĩ

Chàm ở ngón tay cái, còn được gọi là viêm da tiếp xúc. Chúng khiến người mắc phải cảm thấy ngứa và khó chịu nếu không được điều trị sớm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách điều trị chàm ở ngón tay cái. Và áp dụng các phương pháp hiệu quả để giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe da.

Chàm ở ngón tay là như thế nào?

Chàm ở ngón tay cái, còn được gọi là viêm da tiếp xúc, là một bệnh da phổ biến gây ra những triệu chứng khó chịu như ngứa, sưng, và viêm. Bệnh thường xảy ra khi da tiếp xúc với chất kích thích như hóa chất, các chất dị ứng hoặc vi khuẩn. 

Chàm ngón tay thường gây ngứa, đỏ và bong tróc
Chàm ngón tay thường gây ngứa, đỏ và bong tróc

Phần chàm này ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Ngoài việc gây cảm giác ngứa ngáy còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài của cơ thể. Tuy những bệnh lý da liễu không còn quá khó xử lý nhưng chúng ta nên áp dụng đúng cách. Phòng cách trường hợp lây lan những vùng khác cũng như ảnh hưởng đến người xung quanh.

Triệu chứng và nguyên nhân của chàm ở ngón tay

Chàm ở ngón tay cái thường xuất hiện dưới dạng một đốm đỏ trên da, thường có kích thước và hình dạng khác nhau. Triệu chứng phổ biến bao gồm ngứa, bong tróc da, và sưng. Nguyên nhân của chàm ở ngón tay cái thường liên quan đến tiếp xúc với các chất kích thích hoặc dị ứng. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Tiếp xúc với hóa chất như chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, hoặc dung môi.

Với những người làm các công việc tiếp xúc với các hoạt chất có tính tẩy mạnh sẽ hay gặp vấn đề này. Lý do dễ hiểu là da phần ngón tay sẽ là nơi tiếp xúc trực tiếp với các loại bột giặt, nước tẩy,… Chàm khiến ngón tay khô sần và bong tróc rất nhiều.

Các loại hóa chất tẩy rửa sẽ khiến da dễ bị dị ứng
Các loại hóa chất tẩy rửa sẽ khiến da dễ bị dị ứng

Thời gian dài và lâu thì phần tay bị chàm sẽ bị mòn đi rất nhiều. Khiến cho làn da ở các ngón tay mỏng và yếu dần đi. Vì thế bạn nên cẩn trọng trong việc sử dụng những loại hóa chất tẩy rửa này. Khi da có tình trạng như trên nên có biện pháp bảo hộ để tránh mức độ tổn thương sâu hơn.

Tiếp xúc với các chất dị ứng từ kim loại, hoặc thực phẩm

Mỗi cơ thể con người sẽ có cơ chế hoạt động khác nhau. Có người sở hữu làn da bình thường nhưng lại có người là da nhạy cảm. Dù là loại da nào thì cũng có khả năng dị ứng khi tiếp xúc với chất dị ứng từ kim loại hoặc thực phẩm.

Có thể trong quá trình làm việc, hoạt động tay của chúng ta vô tình tiếp xúc với những vật dụng này. Từ nay mới xuất hiện những vết chàm ở ngón tay nhất là phần ngón tay cái. Để tránh tình trạng này bạn nên đeo bảo hộ hoặc thường xuyên sạch vật dụng xung quanh.

Nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc nấm

Nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc nấm là những vấn đề da liễu vẫn rất thường gặp. Chúng khiến vị trú nhiễm trùng nổi mẩn đỏ, ngứa, khó chịu. Nặng nề hơn có thể tụ mủ và dễ lây lay sang vùng khác nếu bạn không làm sạch đúng cách.

Chàm cũng là một phản ứng sau nhiễm trùng da mà có thể bạn ít nhận ra. Chúng có làm da bị ngứa, nổi đỏ và có thể kéo dài lâu hơn nếu bạn không kịp thời chữa trị.

Các phương pháp xử lý chàm ở ngón tay

Tránh tiếp xúc với chất kích thích

Để giảm triệu chứng của chàm ở ngón tay cái, tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích thích. Để làm điều này, hạn chế tiếp xúc với hóa chất, đồ trang sức, và các chất gây dị ứng khác.

Cẩn thận trong việc lựa chọn vật dụng sinh hoạt trong gia đình. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm nên cân nhắc khi sử dụng đồ trang sức hoặc các vật dụng kim loại khác.

Dùng kem chất kháng viêm và chống ngứa

Sử dụng kem chống viêm và chống ngứa có chứa corticosteroid nhẹ hoặc hydrocortisone để giảm viêm và ngứa. Áp dụng kèm theo hướng dẫn của bác sĩ và không sử dụng quá liều.

Chăm sóc da đúng cách

Đảm bảo giữ da sạch và khô ráo. Sử dụng xà phòng nhẹ và không gây dị ứng. Đừng gãi da và tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng. Làn da đang có phản ứng mẩn đỏ bạn nên tránh chà xát mạnh. Không tự ý sử dụng các loại mặt nạ thiên nhiên để làm dịu da. 

Làm sạch cơ thể mỗi ngày
Làm sạch cơ thể mỗi ngày

Vùng da bị chàm nên được làm sạch nhẹ nhàng, thông thoáng. Không chà rửa quá thường xuyên, tránh tẩy mạnh bằng chất tẩy rửa. Việc làm sạch cơ thể hằng ngày cũng là một cách giúp bạn tránh được các vấn bệnh da liễu.

Làm sao để phòng ngừa tình trạng chàm

Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng

Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích thích. Đọc nhãn hiệu sản phẩm và tránh sử dụng các sản phẩm có chứa chất gây dị ứng đã biết.

Sử dụng gang tay bảo hộ

Khi tiếp xúc với hóa chất hoặc các chất kích thích khác, hãy sử dụng gang tay bảo hộ để bảo vệ da của bạn.

Dinh dưỡng và chế độ ăn uống

Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ dinh dưỡng cho da. Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh để tăng cường sức khỏe da.

Trường hợp triệu chứng chàm ở ngón tay cái không giảm đi sau một thời gian dài hoặc ngày càng trở nên nặng hơn, cần tham khảo bác sĩ da liễu. Bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá chính xác và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bạn đang gặp những tình trạng trên hãy liên hệ ngay với Pensilia để được thăm khám và điều trị nhanh chóng nhất qua số hotline CSKH 0938.777.885 nhé!  

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU VÀ THẨM MỸ PENSILIA

  • Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số: 09422/HCM-GPHĐ do sở Y tế Tp. HCM cấp;
  • Bác sĩ Chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật Khoa Da liễu: BS CKII Nguyễn Phương Thảo; Chứng chỉ hành nghề: 0037003/HCM-CCHN.
  • Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh Thẩm mỹ: 05026/HCM-GPHĐ do Sở Y tế Tp. HCM cấp.
  • Chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật khoa Thẩm mỹ: Bác sĩ Võ Văn Minh với chứng chỉ hành nghề số 011143/HCM-CCHN
  • Được bảo hiểm rủi ro bởi Chubb Life.

Đia chỉ:

  • Pensilia Hồ Chí Minh: 413 – 415 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3
  • Pensilia Đồng Nai: Tầng lửng TTC Plaza 53-55 Võ Thị Sáu, TP. Biên Hòa
  • Pensilia Vũng Tàu: 187 Lê Lợi, Phường Thắng Nhì, TP. Vũng Tàu

Nguồn tham khảo: MSD Manuals, Pudmed 

Đặt lịch hẹn tư vấn và điều trị

    Họ và tên

    Email

    Số điện thoại

    Ngày hẹn

    Địa điểm đến

    Vấn đề bạn đang gặp phải